congnghesinhhock31hue
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
congnghesinhhock31hue

nghien cuu khoa hoc

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics

» Giáo trình động vật học
by aloneba Wed Sep 18, 2013 12:05 pm

» 130 tiểu luận triết học
by VANPHONG Wed Dec 05, 2012 9:22 am

» HỌC TIẾNG ANH ONLINE QUA HELLO CHÀO
by VANPHONG Sat Nov 03, 2012 1:57 am

» Giáo trình tin sinh hoc
by thimy90 Thu Nov 01, 2012 10:40 am

» GIáo trình công nghệ sinh học nano
by vanducchiu Tue Oct 16, 2012 12:01 am

» Phần mềm hat karaoke trên vi tính có chấm điểm
by nguyenhoangquen Thu Sep 20, 2012 11:07 am

» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
by nhokbmt Wed Sep 19, 2012 3:08 pm

» NGHIÊN CỨU TẠO CÂY DỨA CAYENNE IN VITRO SẠCH VIRUS GÂY BỆNH HÉO ĐỎ ĐẦU LÁ (PMWaV- Pineapple mealybug wilt associated virus)
by VANPHONG Thu Sep 13, 2012 8:39 am

» XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA 21 DÒNG CACAO (THEOBROMA CACAO L.) BẰNG KỸ THUẬT MICROSATELLITE
by VANPHONG Thu Sep 13, 2012 8:33 am

» XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HAI GENE HSP-70 và REVERSE TRANSCRIPTE-RNaseH Ở MỘT SỐ LOÀI VIRUS THỰC VẬT
by VANPHONG Thu Sep 13, 2012 8:28 am

» BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƢỢNG CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI GEN BẰNG PHƢƠNG PHÁP REAL-TIME PCR
by VANPHONG Thu Sep 13, 2012 8:23 am

» Nghiên cứu đa dạng nguồn gen dứa Cayenne bằng phƣơng pháp marker phân tử
by VANPHONG Wed Sep 12, 2012 9:37 pm

» THU THẬP VÀ TỔ CHỨC DỮ LIỆU GENE PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI DI TRUYỀN
by VANPHONG Wed Sep 12, 2012 9:33 pm

» NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VI GHÉP CÂY BƢỞI
by VANPHONG Wed Sep 12, 2012 9:29 pm

» XÂY DỰ NG QUY TRÌNH PHÁT HI Ệ N VIRUS PMWaV-1 GÂY B Ệ NH HÉO ĐỎ ĐẦU LÁ (Mealybug wilt) TRÊN CÂY D Ứ A CAYENNE B ẰNG PHƯƠNG PHÁP RT-PCR
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:37 pm

» BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ĐIỀU (Anacardium occidental L.) TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU BẰNG KỸ THUẬT RAPD VÀ AFLP
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:33 pm

» ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ĐIỀU (Acanardium occidentale L.) HIỆN ĐƯỢC TRỒNG TẠI TỈNH NINH THUẬN BẰNG KỸ THUẬT RAPD VÀ AFLP
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:30 pm

» “Bƣớc đầu đánh giá mức độ đa dạng di truyền của quần thể điều (Anacardium occidental L.) tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng kỹ thuật RAPD và AFLP”.
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:25 pm

» NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHUYỂN NẠP GEN CỦA HAI GIỐNG BÔNG VẢI COKER312 VÀ VN36P BẰNG VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:20 pm

» ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG AXIT PHYTIC Ở MỘT SỐ GIỐNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIỐNG LÚA ĐỘT BIẾN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HÓA VÀ MICROSATELLITE
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:18 pm

tin tuc sinh học

http://www.agbiotech.com.vn


You are not connected. Please login or register

tieu su mot so nha sinh hoc tren buoc duong nghien cuu

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

VANPHONG

VANPHONG
Admin

[orange]Robert Hooke (1635-1703)

Người phát hiện ra tế bào[/orange]








Năm 1665, tại nước Anh, một cuốn sách ra đời với nhan đề ‘Hình ảnh vi thể’ (Micrographia) gây xôn xao bàn tán trong giới khoa học ở Anh và châu Âu. Cuốn sách chứa đựng những khám phá cơ bản trong sinh học, gồm 60 hình lớn do chính tay tác giả vẽ, trong đó có hình một con rận phóng đại tới vài chục centimet chiều dài, một con chấy thật to chiếm cả một trang sách, con mắt phức tạp của ruồi, cấu trúc tỉ mỉ của lông chim, quá trình chuyển dạng của ruồi, tất cả với đầy đủ chi tiết. Tác giả cuốn sách là Robert Hooke, một nhà thực vật học người Anh, lúc đó 30 tuổi.


Robert Hooke sinh ngày 18 tháng 7 năm 1935 tại một làng quê đảo Wright, gần bờ biển phía Nam nước Anh, trong gia đình một mục sư Tin lành. Thời niên thiếu, cậu bé thường ốm yếu nhưng rất thông minh và chăm học; chỉ trong hai tuần lễ cậu đã học hết bộ sách nhập môn toán của Euclide. Suốt ngày cậu mải mê chế tạo những dụng cụ cơ khí, tàu thủy, cối xay chạy bằng dòng nước chảy, đồng hồ quả lắc, máy bay gỗ... Năm cậu mười ba tuổi, ông bố qua đời, cậu phải đến xin việc tại một xưởng họa, học vẽ chân dung để kiếm sống. Nhưng mùi sơn dầu và thuốc vẽ làm cậu nhức đầu, ốm mệt nên phải thôi việc. Sau đó Hooke đến phụ giúp phòng thí nghiệm của Hội Hoàng gia Anh (vừa mới thành lập), nhận lau rửa các dụng cụ thực nghiệm. Lòng ham muốn hiểu biết thúc đẩy cậu tự học hỏi và đến dự các lớp tại trường Oxford.

Năm 26 tuổi, Hooke cho xuất bản cuốn sách đầu tiên, nghiên cứu về sức căng bề mặt. Vào những năm giữa thế kỷ 17, tại châu Âu, nhiều nhà khoa học có xu hướng chế tạo và dùng các dụng cụ quang học để nghiên cứu thiên nhiên, Hooke cũng là một trong số những người đóng góp cho xu hướng đó phát triển. Sau 4 năm làm việc, ông công bố kết quả nghiên cứu trong cuốn sách nổi tiếng “Hình ảnh vi thể”. Trong cuốn sách, ông ghi chú đầy đủ các phương thức tiến hành nghiên cứu: “... Tôi chọn một căn phòng nhỏ, chỉ có một cửa sổ duy nhất hướng về phía Nam. Cách cửa sổ khoảng một mét, tôi kê chiếc bàn có đặt kính hiển vi để nghiên cứu... Tôi phải sử dụng một quả cầu bằng thủy tinh hoặc một thấu kính 2 mặt (phẳng và lồi), mặt lồi hướng về phía cửa sổ để thu hút được nhiều ánh sáng tạo nên nguồn chiếu, rồi tôi đặt giữa nguồn sáng và vật quan sát một mảnh giấy dầu, một kính lúp có độ phóng đại cực lớn để tập trung thật nhiều ánh sáng đi qua giấy dầu và chiếu trên vật thể, nhưng cũng phải chú ý ước lượng sao cho tờ giấy dầu khỏi bị quá nóng có thể bốc cháy..”. Những ghi nhận của Hooke chứng tỏ sự công phu tỉ mỉ của ông trong công việc nghiên cứu: “Để có thể làm việc cả trong những ngày không ánh sáng mặt trời, và cả lúc đêm khuya, tôi làm một dụng cụ thẳng đứng với 3 giá ngang, trên một giá có đặt một đèn dầu có thể di chuyển gần xa, trên giá kia đặt một quả cầu bằng thủy tinh chứa dịch trong suốt, trên giá thứ ba đặt một thấu kính 2 mặt (phảng và lồi) có thể di động theo nhiều hướng”. Với những dụng cụ tự chế tạo như thế Hooke tiến hành những nghiên cứu thực vật học. Trong cuốn sách, ông ghi nhận những kết quả thu thập được: “Qua kính hiển vi tôi quan sát những mảnh bần (liège), tôi nhận thấy có cấu tạo giống những khoang, lỗ nhỏ. Tôi dùng dao cắt thành nhiều mảnh khác mỏng hơn và rõ ràng tôi lại nhận thấy các mảnh đó có cấu trúc như những tổ ong, những phòng nhỏ. Tôi đếm kỹ và thấy có 60 tế bào (cell - từ nguyên latin cellulate, có nghĩa là: phòng nhỏ, như vậy Hooke là người đầu tiên đặt ra và sử dụng từ “tế bào”), các tế bào đó xếp sát nhau trên một vùng kích thước 1mm, như vậy sẽ có tới trên 1 triệu (tính thật đúng là 1.666.400) tế bào trên mảnh diện tích bần 6,5cm2, một con số khổng lồ khó tin được”. Sau đó, Hooke quyết định nghiên cứu thêm qua kính hiển vi dạng cấu trúc nhỏ bé mà ông vừa mới phát hiện.

Đúng vào lúc cuốn sách “Hình ảnh vi thể” của ông ra đời, năm 1665, Hooke trình bày trước Hội Hoàng gia Anh những kết quả quan sát trong bản tường trình “Cấu trúc của bần qua thấu kính phóng đại”. Năm sau, ông được bầu làm Uỷ viên kiêm Thư ký Hội Hoàng gia và ở cương vị này suốt 15 năm. Năm 36 tuổi, ông tiến hành thử nghiệm ngay trên bản thân về ảnh hưởng của môi trường áp suất thấp: ông ngồi trong một căn buồng nhỏ và chịu đựng một áp suất rất thấp (chỉ bằng 1/4 áp suất bình thường) và ghi nhận các triệu chứng bản thân ông đã cảm thụ được như: nhức đầu, đau tai đến mức gần điếc đặc v.v... Ông còn làm nhiều thử nghiệm về ghép da, hô hấp nhân tạo, truyền máu...

Hooke là một con người say mê khoa học, từ sáng sớm trong phòng thí nghiệm đã thấy bóng dáng ông: nhỏ bé, thấp gầy, dáng đi hơi khom lưng, nét mặt không đẹp lắm vì miệng hơi rộng và cằm quá nhọn. Ông giản dị và rộng lượng: suốt những năm làm việc tại Hội Hoàng gia và trường đại học, ông không hề phàn nàn về lương bổng. Tính nết ông thẳng thắn cương trực đến mức dễ nóng nảy, va chạm với đồng nghiệp (về sau người ta mới biết đó là do tình trạng ốm yếu từ lúc còn nhỏ làm ông ăn uống kém và mất ngủ thường xuyên). Cuộc tranh luận của ông với Issac Newton (1642-1727) đã trở thành nổi tiếng: có lẽ Hooke đã thông báo cho Newton biết những kết quả nghiên cứu vật lý học của ông và tạo điều kiện để Newton phát hiện ra một số định luật mới nhưng cũng có thể là tự bản thân mình phát hiện ra các định luật đó nên Newton đã không nêu rõ vai trò đóng góp của Hooke. Dẫu sao, sự va chạm này đã trở thành mâu thuẫn đến mức chỉ sau khi Hooke qua đời thi Newton mới được bầu làm Chủ tịch Hội Hoàng gia Anh (trong thời gian 1703-1727).

Hooke không chỉ là nhà thực vật học nổi tiếng với việc phát hiện ra tế bào, ông còn là một nhà thiên văn học lỗi lạc. Ông có nhiều đóng góp khoa học lớn như chế tạo ra kính viễn vọng, quan sát sự chuyển động quay của các thiên thể, đề nghị dùng nhiệt độ đóng băng của nước là 0O, đưa ra lý thuyết cơ học của nhiệt, nghiên cứu nguồn gốc vật thể hóa thạch. Ông cũng là một kiến trúc sư tài năng: sau vụ dịch lớn (vào năm 1665) và đám cháy lớn (năm 1666) tại Luân Đôn, chính ông đã tham gia thiết kế xây dựng lại nhiều ngôi nhà lớn và các khu vực rộng của thủ đô Anh.

Danh tiếng Robert Hooke vang dội không chỉ lúc sinh thời mà còn lưu truyền nhiều thế kỷ sau, có điều đặc biệt là không ai lưu trữ được một bức hình nào của ông và cũng không ai biết rõ phần mộ của ông đặt nơi nào.

Bảy năm sau khi Robert Hooke phát hiện ra tế bào, vào năm 1672, Malpighi cũng mô tả những túi nhỏ trong cấu trúc thực vật. 140 năm sau đó, vào năm 1805, một thầy thuốc và nhà khoa học tự nhiên người Đức, Lorenz Oken (1779-1851) cũng khẳng định: “Mọi cơ thể sinh vật đều do những tế bào cấu tạo nên”. Nhưng phải 174 năm sau phát hiện của Hooke, cuối cùng tế bào mới được xác nhận là đơn vị cấu trúc cơ bản của cả động vật và thực vật, nhờ công lao của Schleiden và Schwann


[orange]Cuvier (1769-1832) - Người khai sinh ngành cổ sinh vật học [/orange]










Cuvier phát hiện rằng, ở những lớp địa tầng rất sâu, những mảnh động vật tồn dư như kỳ nhông khổng lồ, rắn bay (mà ông đặt tên là pterodactyl), voi tuyệt chủng đều khác biệt rất nhiều so với các động vật hiện thời


Hẳn nhà tự nhiên học người Pháp Buffon (1707-1788) không thể ngờ rằng hơn ba mươi năm sau khi những tập sách đầu tiên của bộ Bách khoa ‘Lịch sử tự nhiên’ của ông ra đời, những hình vẽ tuyệt đẹp cũng như các đoạn mô tả động vật lại tác động mạnh mẽ đến một cậu bé mới 15 tuổi tới mức làm cậu say mê và quyết chí tìm hiểu về động vật học. Hàng ngày cậu bé lần giở từng trang sách ngắm nghía những con hươu cao cổ, những đàn ngựa đang sả bờm tung vó tưởng chừng như chúng đang sống động trước mặt. Cậu bé đó là Cuvier.

Cuvier sinh ngày 23/8/1769 tại Montbéleard, một thành phố miền Đông nước Pháp, chỉ cách biên giới phía Tây Nam của Thụy Sỹ chừng hai mươi cây số, trong gia đình một binh sỹ thời vua Louis XIV. Tên khai sinh đầy đủ của cậu thật dài: Léopold Chrétien Frédéric Dagobert, nhưng bà mẹ còn yêu cầu đặt thêm ở đầu dòng chữ dài đó một chữ thân mật Georges, vì thế sau này, danh xưng đi vào lịch sử khoa học là Georges Cuvier. Cậu bé học tập ở nhà với một gia sư kèm cặp. Bà mẹ luôn hối thúc cậu học tập nên lúc bốn tuổi, cậu bé Cuvier đã biết đọc rành rọt và những dòng chữ cái đầu tiên cậu tập đọc là trong tập sách của Buffon. Lúc mười ba tuổi, cậu bé Cuvier đã đọc đi đọc lại đến mức thuộc lòng nhiều trang sách mô tả những thú vật, chim muông. Rồi cậu bé cùng những bạn nhỏ đồng trang lứa thành lập ‘Nhóm sưu tập thiên nhiên’ đi về các vùng ngoại vi đồng quê để thu nhặt các mẫu động vật, cây cỏ. Năm mười lăm tuổi, Georges được gia đình gửi đến học tại Viện Hàn lâm Caroline (Karlsschule), ở Stuttgart với những bảo tàng cổ xưa và một viện trường danh tiếng.

Sau 4 năm miệt mài học phẫu tích các động vật và tìm hiểu giải phẫu học, chàng thanh niên Georges 19 tuổi rời nước Đức, trở lại vùng Normandie, đến thành phố cảng Fécamp, ở miền Bắc nước Pháp, bên bờ biển Manche. Tại đây giữa tháng 7/1789, đúng vào lúc nhân dân lao động thủ đô Paris sôi sục trong bầu không khí rực lửa đấu tranh, phá vỡ nhà ngục Bastill, lật đổ vương quyền thì Georges làm gia sư dạy dỗ đứa con trai duy nhất của gia đình bá tước Héricy. Chàng vui mừng khi được phép nghiên cứu các loài động vật biển thân mềm và không xương sống. Chiều tối và suốt đêm khuya, Georges mải mê phẫu tích, quan sát rồi ghi chép những hình thái của nhiều dạng động vật biển. Anh cũng tham gia câu lạc bộ Khoa học Biển của thành phố. Một lần, sau buổi báo cáo, Georges có dịp làm quen với A.H.Tessier, một bác sỹ trong quân đội, đồng thời là một nhà nghiên cứu nông học. Ông thầy thuốc rất ngạc nhiên về khả năng quan sát tinh tường cũng như trình độ hiểu biết của chàng thanh niên trẻ tuổi. Sau nhiều lần đọc các bản ghi chép của Georges, ông hứa sẽ giúp gửi những nhận xét khoa học đó tới những người bạn ở Viện Bảo tàng Khoa học Tự nhiên tại Paris. Một buổi sáng, Georges vừa ngạc nhiên vừa vui mừng khi nhận được một bức thư gửi từ Paris có ký tên Geoffroy Saint Hilaire. Anh vội vã tìm ông bác sỹ để đưa bức thư.

- Geoffroy là bạn tôi, hiện nay là giáo sư của Viện Bảo tàng lich sử Tự nhiên ở Paris, chuyên nghiên cứu giải phẫu học so sánh và động vật học.-Ông thầy thuốc vui vẻ cho biết.

- Trong thư, vị giáo sư có ý mời tôi đến làm việc ở đó - Georges ngập ngừng hỏi thêm - Tôi muốn xin ý kiến của ông.

- Đây là một dịp may để anh có điều kiện học hỏi và phát triển thêm. Tôi nghĩ là anh nên nhận lời.

Georges vội vã lên đường đi Paris và đây là chặng đường quyết định cho sự nghiệp khoa học của chàng trai hai mươi sáu tuổi. Nhờ sự giúp đỡ của GS. Saint Hilaire, Georges được nhận làm trợ lý ở viện bảo tàng. Từ đây bắt đầu sự cộng tác mật thiết giữa hai nhà khoa học trẻ tuổi và ít lâu sau đã ra đời một công trình nghiên cứu về phân loại động vật có vú mang tên hai tác giả Saint Hilaire và Cuvier. Tuy nhiên, ngay từ lúc này đã nảy sinh sự khác biệt trong quan điểm của hai người về động vật học: theo Cuvier, các chức năng và tập quán của một động vật quyết định hình thái giải phẫu của nó, còn Geoffroy lại có quan điểm trái ngược nghĩa là cấu trúc giải phẫu có trước và bắt buộc một kiểu sống riêng biệt của động vật. Với cương vị mới kèm nhiều điều kiện thuận lợi của viện bảo tàng, Cuvier miệt mài học tập nghiên cứu. Ngay năm sau, ông được bổ nhiệm chức vụ giảng viên trường Sư phạm Panthéon.

Năm 1797 Cuvier được giới khoa học đặc biệt chú ý khi ông tự xuất bản tập sách ‘Bảng sơ yếu về lịch sử tự nhiên các loài động vật’. Ông đã từ chối tham gia đoàn khoa học đi khảo sát ở Ai Cập (1798-1801), chỉ có Saint Hilaire lên đường. Năm sau, khi vừa tròn ba mươi tuổi, Cuvier được bổ nhiệm chứ vị giáo sư ở Collège de France thay thế Daubenton(2), trợ lý cũ của Buffon. Với tập công trình nghiên cứu ‘Ghi nhớ về các loài voi đang sống và đã hóa thạch’ (1800), Cuvier đã đưa động vật học trở lại với những thời quá khứ xa xưa và giới khoa học ngay lập tức đã xác nhận Cuvier là người khai sinh ra ngành cổ sinh vật học. Ngay sau đó, suốt 6 năm liền ông đã viết 5 tập của bộ sách ‘Giải phẫu học so sánh’ (1800-1805). Điều đó đặt ông ở vị trí hàng đầu trong số những người mở đường cho ngành khoa học mới mẻ này. Trong suốt quá trình biên soạn bộ sách, ông đã được sự giúp đỡ của A.M.C Duméril (1774-1860), thầy thuốc và là nhà khoa học tự nhiên người Pháp, (trong 2 tập đầu) và của G.L.Duvernoy (1777-1855), nhà giải phẫu học và nhà động vật học, người Pháp (trong 3 tập cuối). Chính trong bộ sách này, lần đầu tiên, Cuvie đã đưa ra nguyên tắc ‘mối tương quan giữa các bộ phận cơ thể’, đồng thời nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những mối tương quan giữa chức năng và cấu trúc giải phẫu. Năm 1802, ông được bổ nhiệm làm giáo sư thực thụ tại Vườn cây cỏ và Thanh tra giáo dục. Đây cũng là thời gian ông chuẩn bị và cho xuất bản liên tục các tập ‘Niên giám của Bảo tàng Khoa học Tự nhiên’ (1802-1815). Cuvier được bầu làm Uỷ viên Thư ký vĩnh viễn của Viện Hàn lâm Khoa học lúc ông ba mươi tư tuổi. Từ đây, ông tập trung nghiên cứu trên ba lĩnh vực: (1) Cấu trúc và phân loại các động vật thân mềm. (2) Giải phẫu học so sánh và lịch sử tự nhiên các loài cá. (3) Các hóa thạch của động vật có vú và rắn đồng thời tìm hiểu hình thái xương của các loài đang sống thuộc cùng nhóm động vật.

Năm 1808, ông được cử vào chức vụ Cố vấn Hoàng Gia, giúp Hoàng đế Napoléon trong việc cải cách giáo dục ở Pháp. Năm 1810, Cuvier công bố ‘Bản báo cáo lịch sử về những tiến bộ của các khoa học tự nhiên từ 1789 và tình hình hiện nay’. Đây là một công trình tổng kết tình hình khoa học không chỉ ở nước Pháp mà còn đề cập tới toàn cảnh châu Âu. Năm sau, ông được phong chức ‘hiệp sỹ’ để tưởng thưởng cho những công lao đóng góp to lớn. Lúc này Cuvier bốn mươi hai tuổi.

Năm 1812 ra đời tập công trình ‘Những nghiên cứu về xương hóa thạch của loài động vật bốn chân’. Cuvier nhận thấy những khảo sát về xương hóa thạch kết hợp với những nghiên cứu giải phẫu học so sánh giúp ông biết rõ mối tương quan giữa các bộ phận của cơ thể sinh vật. Nhờ đó, ông hiểu đầy đủ về hình dạng các loại xương khác nhau, về kiểu nối gắn các cơ bắp với xương rồi sau đó, có thể hình dung toàn bộ cơ thể một sinh vật mà chỉ cần dựa vào một cái xương nhỏ riêng biệt. Ông đã tái tạo lại những bộ xương hoàn chỉnh của nhiều động vật bốn chân đã hóa thạch. Điều này chứng minh rõ rệt rằng nhiều loại động vật đã hoàn toàn bị tuyệt chủng. Trong quá trình nghiên cứu các hóa thạch, Cuvier phát hiện rằng, ở những lớp địa tầng rất sâu, những mảnh động vật tồn dư như kỳ nhông khổng lồ, rắn bay (mà ông đặt tên là pterodactyl), voi tuyệt chủng đều khác biệt rất nhiều so với các động vật hiện thời. Cũng vậy, sự hiện hiện của các động vật khổng lồ ở các núi cao và của các động vật nhỏ bé ở đồng bằng buộc Cuvier phải suy nghĩ, để cuối cùng đưa việc nghiên cứu các hóa thạch vào trong phương pháp phân loại các động vật. Cuvier đã ghi nhận: ‘...những mảnh xương rời rạc, hiện diện rải rác đó đây, thường gãy vỡ và đôi khi chỉ là những mảnh vụn, đó là những gì mà các lớp địa tầng lưu lại, đó cũng là nguồn nghiên cứu duy nhất của các nhà cổ sinh vật học...’. Nhưng cũng chín từ những mảnh vụn này đã làm nên danh tiếng của Cuvier. Ông là người khởi đầu nghệ thuật tái tạo lại toàn bộ một con vật chỉ từ một mẩu xương của nó và là một trong số những người mở đường cho ngành giải phẫu học so sánh. Cuvier đã nêu rõ một nguyên tắc:’...mỗi bộ phận trong cơ thể động vật đều tuỳ thuộc một bộ phận khác và tất cả cơ thể cũng tuỳ thuộc vào một bộ phận riêng biệt...’ Dựa trên nguyên tắc này, ông đã mô tả tái tạo lại gần bồn mươi loài thú lớn đã bị tuyệt chủng.

Năm 1814, Cuvier được cử giữ chức vụ Cố vấn Quốc gia nhưng ông vẫn dành tâm trí sức lực cho những nghiên cứu khoa học. Năm 1817, ra đời bộ sách ‘Lịch sử và giải phẫu học các động vật thân mềm’ và bộ ’Giới động vật xếp theo cấu trúc tổ chức’ gồm 4 tập. Ngay tựa đề của bộ sách ‘xếp theo cấu trúc’ đã mang ý nghĩa của một thành phần mới trong việc hệ thống hóa và phân loại. Những công trình này, chứng tỏ Cuvier đã nghiên cứu cấu tạo của những động vật khác nhau, ghi nhận những đặc điểm giống nhau và khác biệt nhau để so sánh rồi xếp loại chúng. Vào đầu thế 19, quan điểm phổ biến trong giới khoa học là các loài xếp chung trên một đường đơn độc, liên tục, không hề có đứt quãng, còn Cuvier lại quan niêm rằng giới động vật không tạo thành chỉ một hàng mà có nhiều hàng khác nhau. Quan điểm của Cuvier là những đặc điểm giải phẫu đều rất rõ rệt và cho phép phân biệt các nhóm động vật. Những nghiên cứu cổ sinh vật học đã đưa Cuvier đến gần với luận thuyết biến đổi các loài. Trong một tập sách chính ông đã đặt câu hỏi:’Tại sao các chủng hiện nay lại không phải là những biế đổi của những chủng cổ xưa mà người ta đã phát hiện trong các hóa thạch, những biến đổi ấy có lẽ đã xảy ra do những hoàn cảnh địa phương, do thay đổi khí hậu rồi chịu sự khác biệt quá mức đó liên tục suốt bao năm tháng?...’. Nhưng rồi chính ông lại trả lời: ‘nếu các loài đã thay đổi dần dần thì nhất thiết phải tìm thấy dấu vết của những biến đổi đó, giữa hệ Mastodonte (voi răng mấu) và hệ động vật hiện nay nhất thiết phải thấy các dạng trung gian, nhưng điều này chưa hề xảy ra... ‘. Và Cuvier vẫn khẳng định rằng các loài đều không thay đổi, đều bất biến từ thời Thiên tạo.
Danh tiếng Cuvier vang dội và năm 1818, ông được bầu là viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, khi ông tròn bốn mươi chín tuổi. Năm 1819, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch hội đồng Nội vụ. Khi trình bày tại Viện Hàn lâm Khoa học bản ‘ Luận bàn về những đột biến trên Trái Đất’ (1825), Cuvier đã xác nhận quan điểm tư duy của ông về sự bất biến của các loài. Ông ghi nhận mối quan hệ giữa những dạng hóa thạch với các lớp địa tầng chữa các hóa thạch đó, Cuvier cho rằng cấu tạo của các dạng hóa thạch đều phức tạp dần theo mức chuyển tiếp từ lớp đất cổ xưa đến những lớp đất mới hiện nay. Rồi sau khi đã xếp các vật thể hóa thạch tìm thấy theo một trật tự nhất định, có thể phát hiện thấy những biến đổi tiệm tiến. Rõ ràng các hóa thạch đã phản ánh sự tiến hóa của các sinh thái. Trong quá trình tìm hiểu các mối tương quan của những loài hóa thạch với những lớp địa tầng khác nhau, Cuvier nhận thấy có bốn quần thể động vật đã cư ngụ trong những lớp địa tầng khác nhau, Cuvier đã có những nhận xét lý thú: các loài động vật đẻ trứng đã xuất hiện trước các loài đẻ con, tất cả bốn quần thể động vật đã cư ngụ trong những lớp địa tầng, quần thể đầu tiên là những loài cá và rắn quái dị, thứ hai là những loài Palaeotherim và Anoplotherium (mang nhiều mảnh vụn đã được phát hiện ở vùng đất thạch cao ngoại ô Paris) cùng với những động vật có vú sống trên cạn, thứ ba là những loài Mastodonte (voi răng mấu), Mammouth, lợn nước và tê giác, quần thể thứ tư và cuối cùng là con người với các gia súc. Nhưng rồi chính Cuvier lại có những quan điểm mâu thuẫn gay gắt với những sự kiện thu thập được. Theo Cuvier, Trái Đất đã có những tai biến lớn diễn ra theo chu kỳ, như những cơn lũ lụt, các vụ đất trồi mà ông gọi là ‘những cuộc cách mạng địa cầu’ và nạn hồng thuỷ là tai biến mới nhất vừa xảy ra. Tất cả các sinh vật đều bị tiêu diệt trong thời gian tai biến. Sau đó, trên mảnh đất hoang vu, lại hiện diện những động vật di cư từ các vùng đất còn nguyên vẹn với những dạng mới khác hẳn với những dạng đã tồn tại trong lần tai biến trước. Những sinh vật đang sống hiện nay (kể cả con người) đều được hình thành sau lần tai biến cuối cùng của Trái đất. Do uy tín của Cuvier nên về sau vẫn có nhiều nhà khoa học tin vào luận thuyết tai biến, thậm chí có người còn tính toán rằng trên trái đất từ trước đến nay đã xảy ra 27 lần tai biến như thế. Nhưng quan điểm này không giải thích được sự khác biệt và cả những đặc điểm giống nhau của các hóa thạch trong các địa tầng. Quan điểm về những tai biến trên trái đất cũng phủ nhận luôn quá trình tiến hóa của các loài.

Năm 1826, Cuvier được tặng thưởng huân chượng Bắc đẩu bội tinh. Sau gần ba mươi năm miệt mài nghiên cứu các loài cá (với sự cộng tác của A.Valenciennes), liên tục trong bốn năm (1828-1831) ông lần lượt cho ra đời các tập của bộ sách ‘Lịch sử tự nhiên các loài cá’ trong đó có liệt kê và mô tả gần 5000 loài cá. Cũng thời gian này, bộ sách ‘Giới động vật’ gồm 5 tập được xuất bản lần thứ hai. Giống như trong lần xuất bản trước, Cuvier đã xóa bỏ cách phân chia hệ động vật theo kiểu cổ xưa, nghĩa là theo hình dạng bên ngoài. Ông phân loại theo cấu trúc bên trong và ghi nhận mối liên quan tương hỗ giữa các bộ phận của cơ thể. Cấu trúc giải phẫu học của mỗi bộ phận (tạng) đều có liên quan về chức năng với tất cả các bộ phận khác trong cơ thể của động vật. Hơn nữa, những đặc điểm cấu trúc và chức năng của các bộ phận là kết quả của mối tác động tương hỗ với môi trường.

Những mẩu chuyện về tài năng quan sát cũng như tầm hiểu biết sâu rộng của Cuvier về cổ động vật học luôn được lan truyền trong các nhà khoa học trẻ ở Viện Hàn lâm. Họ kể rằng trong một cuộc đào bới vùng thạch cao Montmartre, những người khảo sát đã trình cho Cuvier những chiếc răng động vật. Nhận thấy mẫu hóa thạch này rất giống bộ phận của loài Sarigue (thú túi đuôi quấn), ông ra lệnh đào bới rộng khu vực chung quanh, quả nhiên về sau đã phát hiện nhiều mảnh xương của con Didelphes (động vật thuộc bộ có túi). Một lần khác, sau khi theo dõi cuộc đào bới khảo cổ ở vùng Montmartre, thuộc ngoại vi Bắc Paris, một cậu sinh viên đã mang đến cho thầy Cuvier, lúc đó mới là giáo sư trẻ, những chiếc răng cổ xưa. Chỉ lát sau, Cuvier lấy một tờ giấy trắng và cầm bút chì phác thảo trên giấy hình một con vật kỳ lạ, nửa ngựa, nửa voi. Cuvier đặt tên cho con vật đó là ngựa vòi cổ xưa. Cậu sinh viên ngắm nhìn tờ giấy, vừa khâm phục thầy vừa băn khoăn suy nghĩ: thật khó có con vật nào lại kỳ lạ như thế. Năm tháng trôi qua, người ta đã quên câu chuyện ngựa vòi cổ xưa và chiếc răng còn sót lại. Bỗng một hôm, các người thợ đào bới được ở trong hang thạch cao vùng Virty một bộ xương toàn vẹn của một con vật kỳ lạ dạng ngưạ có vòi. Nhóm khảo sát vội vã mang về viện bảo tàng Paris và lục lại đống hồ sơ cũa của Cuvier. Thật tài tình: bức phác thảo năm xưa chính là hình dạng bộ xương con vật vừa đào bới được.

Giới khoa học cũng lưu truyền một câu chuyện khác chứng tỏ Cuvier hiểu biết sâu sắc mối liên quan tương hỗ giữa các bộ phận trong cơ thể động vật. Một đêm, khi thầy Cuvier đang nghỉ lại trong Viện Bảo tàng, một cậu học trò, muốn đùa nghịch thầy, đã choàng lên người tấm da cừu, bước đến bên giường ngủ, kêu to giọng khàn khàn man rợ: ‘Cuvier! Cuvier! Ta sẽ ăn thịt ngươi’. Chợt tỉnh giấc, ông thầy vươn tay sờ tấm da có sừng và móng chân con vật lạ rồi bình tĩnh trả lời: ‘Có móng guốc, có sừng, đây là động vật ăn cỏ. Mi không thể ăn thịt ta được!’ Chuyện thực hư đến đâu chẳng rõ, chỉ biết rằng danh tiếng Cuvier với tầm hiều biết uyên bác đã được mọi người chấp nhận.

Ngày 20 tháng 8 năm 1830 đã đi vào lịch sử khoa học với cuộc tranh luận nổi tiếng giữa Cuvier và nhà động vật học Geoffroy Saint Hilare tại Viện hàn lâm Khoa học Pháp. Khởi thuỷ bắt đầu bằng việc giới thiệu một luận văn của hai người học trò của Saint Hilare là Laurencet và Meyraux. Họ so sánh cấu tạo cơ thể của các động vật thân mềm chân đầu với cấu trúc của các động vật có xương sống: con mực nang được đồng hóa tương tự như một động vật có xương sống mang lỗ hậu môn ở vùng đầu, còn sụn của nó lại tương tự như các xương sọ, rồi các bộ phận khác cũng được coi như các tạng của động vật có xương sống. Chính điều này đã làm Cuvier nổi giận và phản ứng kịch liệt. Ông phê phán mạnh mẽ bằng cách khẳng định rằng có sự khác biệt hoàn toàn, cơ bản giữa các bộ phận của động vật thân mềm với động vật có xương sống, nhiều tạng ở loài này hoàn toàn thiếu vắng ở loài kia. Thế là nổ ra cuộc tranh luận giữa hai nhà khoa học đầy uy tín là Cuvier và Saint Hilare nhằm trả lời câu hỏi: giải thích thế nào về sự giống nhau và cả sự khác biệt của giới động vật? Trong khi Geoffroy tin rằng tất cả các loài vật đều là những biểu hiện của chỉ một dạng thì Cuvier lại nhấn mạnh rằng 4 dạng (mà ông đã ghi nhận) đều hoàn toàn khác biệt. Trong khi Cuvier tin vào sự bất biến của các loài động vật thì Geoffroy lại chấp nhận thuyết tiến hóa các loài. Trong cuộc tranh luận này, Cuvier đã giành được thắng lợi, nhưng sau này, lịch sử khoa học tự nhiên đã đưa ra lời phán xét cuối cùng: lịch sử đã bác bỏ quan điểm của Cuvier về sự bất biến của các loài động vật và thắng lợi của Cuvier ở thời điểm đó chỉ là tạm thời, tiêu biểu cho những quan điểm siêu hình trong sinh vật học. Mãi sau này, luận thuyết Darwin vế sự tiến hóa các loài đã xác định rõ ràng hơn: các động vật giống nhau đều xuất nguồn từ những tổ tiên chung và sự khác biệt là do đã xảy ra những biến đổi di truyền. Người làm khoa học đôi khi lại mâu thuẫn với những kết quả do mình phát hiện ra. Cuvier là một điển hình. Mặc dù bản thân ông tin vào sự bất biến của các loài nhưng tất cả những kết quả nghiên cứu của Cuvier về cổ động vật học lại là những dữ kiện xác thực đặt nền tảng cho sự hình thành luận thuyết tiến hóa.

Tuy Đế chế Napoléon đã sụp đổ từ lâu (1814) nhưng dòng họ Hoàng tộc Bourbon vẫn ghi nhận công lao của Cuvier với nền khoa học của đất nước, và năm 1831, vua Louis Philippe (1773-1850) đã phong tước Công khanh và xếp ông vào hàng quý tộc rồi cử ông làm Chủ tịch hội đồng Quốc gia.

Giữa tháng 5 năm 1832, một vụ dịch tả khủng khiếp lan khắp thủ đô Paris, hơn hai mươi nghìn người chết ngay trong những ngày đầu tiên, trong đó có giáo sư Georges Cuvier, vị uỷ viên Hội đồng Nhà nước dưới thời Hoàng đế Napoléon, vị Nam tước dưới thời vua Louis XIII và công khanh của nước Pháp ở triều vua Louis Philippe dòng Bourbon Orléans. Cuộc đời dài sáu mươi ba năm đã đột ngột chấm dứt cùng với quyền uy thống trị trong ngành sinh học.

Đây là một tài liệu khác liên quan đến Thuyết tiến hoá của Darwin.

Charles Darwin - Người làm thay đổi các quan điểm của tôn giáo[/size=4]


Charles Darwin sinh ngày 12/2/1809 tại thành phố Shrewbury nước Anh trong một gia đình trí thức. Cha của ông là một bác sĩ giỏi, anh trai ông cũng là một bác sĩ. Ông bố rất muốn Charles cũng trở thành bác sĩ nhưng ngay từ bé cậu chẳng thích thú gì với nghề này, chỉ thích săn bắt và rong chơi. Người cha đã phải thất vọng nói với Charles: “Mày chẳng quan tâm đến thứ gì khác ngoài việc săn bắt, rồi mày sẽ là một điều ô nhục cho bản thân mày và gia đình mày”. Các thầy giáo ở nhà trường cũng đồng quan điểm đó với cha ông. Khi xong trung học, Darwin dành nhiều thời gian để đi lang thang trong những cánh rừng quanh vùng, cậu thích sưu tập những vật như đá, côn trùng,cây cỏ,v.v khiến người cha càng điên tiết.

Người cha đã buộc cậu phải đến Edinburg học trường đại học Y, nhưng khi tới đó, Darwin lao vào sưu tầm các sinh vật biển, gặp gỡ những người khác quan tâm đến sinh vật và gia nhập vào giới nghiên cứu lịch sử tự nhiên. Việc học ở trường Y bị sao nhãng, sau đó cậu bỏ hẳn. Người cha rất thất vọng khi Darwin không thể nào trở thành bác sĩ, nhưng dầu sao cậu cũng phải có một nghề gì đó để vào đời, thế là người cha quyết định cậu sẽ trở thành một cha đạo ở nông thôn. Nhưng muốn làm giáo sĩ thì phải có học, vì vậy cậu phải đi học. Thế là Charles Darwin lại xuống miền Nam, vào học đại học Cambridge. Trong thời gian này cậu chỉ chú tâm vào hai việc: sưu tầm bọ cánh cứng và săn bắn. ở đây, có hai người rất đồng cảm với sự quan tâm của cậu về khoa học và sau này là bạn cậu, đó là nhà thực vật học John Henslow và nhà địa chất Adam Sedgwick. Henslow đã mở rộng tầm nhìn của Darwin, ông dẫn cậu đi theo những đợt khảo sát thực tập, tiếp đón cậu tại nhà và cho cậu đọc các tác phẩm của nhà thám hiểm và nhà tự nhiên học nổi tiếng của Đức là Alexander von Humboldt.

Mặc dù học hành phất phơ, Darwin vẫn xoay xở để đạt được mảnh bằng tốt nghiệp đại học vào năm 1831. Tháng 8 năm đó Darwin nhận được một lá thư làm thay đổi cả cuộc đời cậu. Henslow và George Peacok, một nhà khoa học ở đại học Cambridge, đã viết thư thông báo cho Darwin là Chính phủ Anh đang tiến hành khảo sát bờ biển Nam Mỹ và một vài hòn đảo ở Thái Bình Dương. Họ được yêu cầu tiến cử một người để làm việc với tư cách là nhà tự nhiên học cho chuyến đi, quan sát, ghi chép và sưu tầm bất cứ thứ gì liên quan đến các vùng đất mà con tàu ghé thăm. Họ đã chuyển lời mời này đến Darwin. Lời mời khiến Darwin hồi hộp, cậu hầu như không tin vào điều đó. Tại sao người ta lại mời cậu - một người vừa tập tễnh bước vào môn khoa học tự nhiên? Thì ra lý do rất đơn giản: thuyền trưởng con tàu khảo sát là một thanh niên không lớn hơn Darwin bao nhiêu, ông ta cũng muốn có bầu bạn cùng trang lứa trong suốt cuộc hành trình.

Quá sung sướng, Darwin ngay lập tức nhận lời nhưng cậu gặp phải cản trở là cha cậu, ông chỉ muốn cậu có một công việc “xứng đáng” theo ý ông. Ông tuyên bố: Nếu con tìm được bất cứ người nào có lương tri khuyên con nên đi thì ba sẽ bằng lòng.

Chán nản, Charles Darwin bỏ đi chơi thăm bà con, bạn bè trong vùng và đến chỗ ông cậu săn gà gô. Cậu ruột ông- Josiah khi nghe cháu kể lại chuyện bị cha cản trở không cho đi khảo sát ở Nam Mỹ thì rất bức xúc, ông cho rằng đây là dịp may tuyệt vời và ngay lập tức kéo Darwin về nhà thuyết phục cha của Darwin. Cha cậu buộc phải chấp nhận vì rõ ràng cậu Josiah là người “có lương tri”.

Hành trình khám phá thế giới tự nhiên

Ngày 27 tháng 12 năm 1831 con tàu Beagle nhổ neo khởi hành tiến vào Đại Tây Dương mang theo Charles Darwin - người mà sau đó đã làm chấn động nhân loại vì học thuyết của mình.
Darwin đến Nam Mỹ sau 63 ngày lênh đênh trên biển. Nơi đây là một thiên đường giành cho chim thú, côn trùng và thảo mộc. Công việc của Darwin là săn lùng các mẫu vật, lột da và nhồi bông để gửi về quê hương nước Anh. ở Achentina, Darwin đã phát hiện ra một nghĩa địa của những con vật khổng lồ, những “quái vật” đã bị tuyệt chủng. Những mẩu xương đầu tiên mà Darwin khai quật xưa kia thuộc về một sinh vật khổng lồ gọi là Megatherium, tiếp đó là một loài thú gặm nhấm Megalonyx, sau đó là con Scelidotherium, v.v. Hết sức phấn khởi, Darwin đã mang những vật khổng lồ sưu tầm được về tàu khiến thuỷ thủ đoàn tức điên lên vì họ cho là ông làm bẩn tàu. Trong khi đó Darwin nghiền ngẫm kho tàng quý báu của mình, ông đặt câu hỏi: Mối quan hệ giữa các vật hoá thạch và các loài tương cận hiện nay là gì? Tại sao các sinh vật khổng lồ này biến mất? Chúng đã biến mất như thế nào?.

Theo Darwin, có những thay đổi nào đó trong những điều kiện sống đã tiêu diệt những loài thú khổng lồ. Nhưng là những thay đổi nào? Vì sao tất cả đều bị huỷ diệt? Những bản sao nhỏ hơn của chúng như con lười, con ta-tu và con Capybana sao còn tồn tại? Những loài thú này có cạnh tranh với các loài thú khổng lồ và ngốn hết thức ăn của chúng hay không?.

Hành trình men theo bờ biển phía Đông càng ngày càng làm Darwin hiểu thêm nhiều điều về sức mạnh của tự nhiên và tác động của nó. Trên dải núi Anđét, ông bắt gặp những lớp vỏ sò hoá thạch còn sót lại trên đỉnh núi. Khi tàu bỏ neo ở bờ biển Chilê, ông chứng kiến núi lửa phun. Không lâu sau đó ở thành phố Conception ông đã chứng kiến hậu quả khủng khiếp của động đất làm thay đổi bề mặt của vùng đất đó… Ông luôn quan sát, ghi chép cẩn thận mọi điều. Ngày 15/9/1835 tàu đến quần đảo Galapagos, đây là một nơi bảo tồn thế giới động vật tự nhiên cực kỳ phong phú. Darwin đã bị mê hoặc bởi các sinh vật trên đảo và khám phá ra nhiều điều lạ như rùa ở các đảo khác nhau có những dấu hiệu khác nhau, chỉ một loài chim Kim Oanh cũng có những kiểu mỏ khác nhau, v.v. Sau cuộc hải trình đến Thái Bình Dương, qua ấn Độ Dương và tiến lên phía bắc vượt Đại Tây Dương, vào tháng 10/1836, sau 5 năm lênh đênh khắp châu Mỹ ông đã về quê hương nước Anh. Ông hết sức ngỡ ngàng và thích thú khi thấy mọi người đều biết đến ông và công việc của ông, thì ra họ đã đọc những bức thư và xem các mẫu vật ông gửi về. Hiệp hội địa chất đã chấp nhận ông làm thành viên và sau đó bổ nhiệm ông làm thư ký Hiệp hội. Tiếp theo là thời gian bận rộn nhất, Darwin phải nghiên cứu tất cả các mẫu vật ông đã sưu tập như quan sát xếp loại, ghi chép các kết quả. Ông đã cho phát hành bộ sách gồm 5 tập mô tả việc nghiên cứu động vật qua chuyến đi khảo sát, ông còn viết một quyển nhật ký hành trình có tên “Nhật ký về những cuộc khảo sát trong cuộc hành trình trên tàu Beagle”.

Năm 1842 Darwin bắt đầu công việc làm ông nổi tiếng trên toàn thế giới sau này. Ông quan sát và làm thí nghiệm không biết mệt mỏi như chọn bồ câu, nghiên cứu việc thụ phấn của những cây nhựa ruồi, lai tạo những loại bắp cải và phân tích các kết quả. Darwin nghiên cứu một lý thuyết để kiểm tra ngược lại các khám phá, để hình dung và kiểm tra lại một lần nữa.

Thuyết tiến hoá gây chấn động thế giới

Năm 1838 tình cờ ông đọc được quyển sách của nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng Thomas Malthus có tên: “Tiểu luận về nguyên tắc dân số”. Thomas mô tả tương lai bi thảm của loài người do gia tăng dân số qúa nhanh, cứ 25 năm dân số sẽ tăng gấp đôi. Nguồn dự trữ lương thực không gia tăng nhanh như vậy, do đó con người luôn bị nạn đói đe doạ. Những yếu tố kiểm soát được dân số là những thảm họa như chiến tranh, đói kém và bệnh dịch, nếu một số người còn sống thì số khác phải chết, cuộc sống chính là một cuộc đấu tranh triền miên…

Đọc sách của Malthus, lập tức Darwin liên tưởng đến thế giới động thực vật. Động thực vật gia tăng còn nhanh gấp nhiều lần con người. Tất cả mọi sinh vật đều phải ganh đua nguồn thức ăn, phải đấu tranh với nhau để tồn tại. Những loài tồn tại được là những loài thích ứng tốt nhất với hoàn cảnh, chúng có đặc điểm nhỏ so với đồng loại của chúng. Khi tồn tại chúng sẽ sinh sản con cái và cháu chắt của chúng cũng với hình thức như thế. Ông đã đưa ra ý tưởng các loài trên thế giới không phải được hình thành bởi sự sáng tạo đơn giản, đột ngột của Thượng đế. Thay vào đó chúng đã phát triển, tiến hoá từ những loài có mặt sớm hơn. Sức mạnh làm cho các loài mãi tiến hoá đó là sự chọn lọc tự nhiên. Quá trình bảo tồn các đặc điểm giúp cho một cá thể sinh tồn. Trong mỗi loài những đặc điểm riêng sẽ truyền từ thế hệ những con vật sống sót này đến thế hệ tiếp theo, sau cùng chúng được chia sẻ bởi một số lớn cá thể. Bây giờ tất cả những cá thể này đều là thành phần của một loài mới, khác với loài mà từ đó nó đã phát sinh.

Từ loài mới, một hoặc thậm chí nhiều hơn các loài mới hơn có thể xuất hiện. Đến lượt chúng, chúng cũng có thể đã thay đổi ngày càng nhiều và khác nhau cũng như khác với loài đã sinh ra chúng.

Darwin đã bỏ ra chừng 14 năm để hoàn thiện lý thuyết của ông. Năm 1856 ông bắt tay vào viết quyển sách lớn “Nguồn gốc các loài” - đây là công trình vĩ đại của đời ông. Năm 1859, quyển sách được xuất bản đã gây chấn động dư luận. Quyển sách chỉ gồm 600 trang, nêu những quan điểm dứt khoát về nguồn gốc loài người. Ông viết ở những trang đầu: “Tôi tin chắc rằng động vật bắt nguồn hầu hết từ 4 hoặc 5 ông tổ mà thôi, còn thực vật cũng thế hoặc ít hơn”. Tiếp theo là một gợi ý có tính thăm dò, cho rằng tất cả các loài động thực vật có thể bắt nguồn từ một dạng tổ tiên đơn độc. Từ quan điểm thuần lý thì con người là gì nếu không phải là một loài … động vật.

Cuốn sách của Darwin lúc đầu chỉ được in với số lượng rất khiêm tốn là 1250 bản, nhưng vừa xuất hiện nó đã bán rất chạy và nhà xuất bản phải in thêm rất nhiều. Cuốn sách đã bị giáo hội đả kích kịch liệt bởi theo Darwin viết trong sách thì con người không phải “được tạo nên theo hình ảnh của Thượng đế” như những rao giảng của Kinh thánh, con người không phải là chúa tể của sự sáng tạo, những kẻ vượt trội hơn mọi vật khác trên thế giới mà chỉ là những sinh vật như bất cứ sinh vật nào khác, được tiến hoá từ những sinh vật đầu tiên.

Giới khoa học, ngược lại, chấp nhận chủ thuyết của Darwin, đến năm 1870 có đến ba phần tư các nhà sinh vật học nước Anh theo thuyết tiến hoá, năm 1880, hầu hết họ ủng hộ quan điểm của Darwin. Trên đà thắng lợi, năm 1867 Darwin đã viết sách về nguồn gốc loài người có tên: “Hậu duệ của con người” công bố năm 1871, khẳng định loài người và loài khỉ cụt đuôi đã tiến hoá từ cùng một tổ tiên như nhau: một loài bốn chân.

Cũng như cuốn trước, cuốn sách này đã tạo ra sự náo động trong dư luận và giáo hội gay gắt phản đối. Darwin chẳng hề quan tâm đến điều đó, ông tiếp tục viết tiếp cuốn sách có tên: “Biểu lộ cảm xúc ở người và loài vật” bàn về những cách thức mà loài người và loài vật biểu lộ cảm xúc, Darwin đã công bố những khám phá về sự biểu lộ và cử chỉ chung cho cả hai loài. Chân lý thuộc về ông, Darwin đã được tặng thưởng Huân chương Copley của Hiệp hội Hoàng gia về những công trình nghiên cứu địa chất, động vật học và sinh vật học của ông.

Ngày 19 tháng 4 năm 1882 Charles Darwin mất, hưởng thọ 73 tuổi. Ông đã được Chính phủ Anh tổ chức tang lễ với nghi thức Quốc tang và được chôn tại tu viện Westminster ở London - nơi chỉ dành cho các vĩ nhân.


Alexandre Émile Jean Yersin


[Only registered and activated users can see links]

Alexandre Émile Jean Yersin (sinh 22 tháng 9, 1863 tại Lavaux, bang Vaud, Thụy Sĩ; mất 1 tháng 3, 1943 tại Nha Trang, Việt Nam) là một bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp gốc Thụy Sĩ.

Ông đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt tên theo ông (Yersinia pestis).

Từ năm 1883 đến 1884, ông Yersin theo học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ; sau đó tại Marburg, Đức và Paris, Pháp (1884-1886). Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm (École Normal Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia trong việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận văn về Etude sur le Développement du Tubercule Expérimental và cộng tác với Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur mới được thành lập vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo ra).

Để hành nghề y tại Pháp, ông Yersin đã xin và nhận được quốc tịch Pháp vào năm 1888. Sau đó (1890), ông rời Pháp đến Đông Dương (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp) để làm bác sĩ trong công ty Messageries Maritimes (Vận Tải Hàng Hải) trên tuyến đường Sài Gòn-Manilla và sau đó tuyến đường Sài Gòn-Hải Phòng. Năm 1894 Yersin được chính phủ Pháp và Viện Pasteur mời đến Hồng Kông để điều tra đợt bùng phát của bệnh dịch hạch. Tại đây ông đã khám phá ra nguyên nhân của bệnh này. Ông cũng chứng minh lần đầu tiên rằng trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, vì thế đưa ra cách giải thích phương thức truyền bệnh. Cùng năm đó, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong.

Từ năm 1895 đến 1897, ông Yersin đã nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch. Năm 1895 ông trở về Viện Pasteur tại Paris và cùng với Émile Roux, Albert Calmette, và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh (năm 1905 viện này trở thành một chi nhánh của Viện Pasteur). Yersin đã thử nghiệm huyết thanh nhận được từ Paris tại Quảng Châu và Áo Môn vào năm 1896 và tại Bombay (Mumbai), Ấn Độ vào năm 1897 nhưng không có kết quả. Ông quyết định sống tại Việt Nam, và đã hoạt động tích cực để thành lập Trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1902 và là hiệu trưởng đầu tiên cho đến 1904. [1] ([Only registered and activated users can see links])

Yersin cũng tham gia lĩnh vực nông nghiệp, là một người mở đầu trong việc nhập cây cao su từ Brasil vào trồng tại Việt Nam. Vì lý do này ông đã xin phép Toàn quyền thành lập một nông trại ở Suối Dầu. Ông cũng mở một trại ở Hòn Bà năm 1915, nơi ông đã gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt Nam (nhập từ Nam Mỹ) để sản xuất ký ninh chữa bệnh sốt rét.

Năm 1934 ông được đề cử làm giám đốc danh dự của Viện Pasteur và là uỷ viên Ban quản trị. Ông qua đời trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến tại nhà ở Nha Trang năm 1943. Trong di chúc ông muốn được chôn tại Suối Dầu, đám tang giản dị, không điếu văn. Mặc dù vậy, rất đông người đã đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.

Ông để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi ông gọi ông là Ông Năm. Ông là người đề nghị xây dựng một thành phố tại Tây Nguyên, nay là Đà Lạt. Sau hai lần đổi chế độ, các con đường được đặt tên theo ông vẫn còn giữ tên. Cạnh mộ ông tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km) có một miếu thờ được nhiều người viếng. Nhà ông tại Nha Trang nay là một viện bảo tàng; ở Hà Nội và một số nơi khác có trường học mang tên ông.

https://cnshk31.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết