congnghesinhhock31hue
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
congnghesinhhock31hue

nghien cuu khoa hoc

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics

» Giáo trình động vật học
by aloneba Wed Sep 18, 2013 12:05 pm

» 130 tiểu luận triết học
by VANPHONG Wed Dec 05, 2012 9:22 am

» HỌC TIẾNG ANH ONLINE QUA HELLO CHÀO
by VANPHONG Sat Nov 03, 2012 1:57 am

» Giáo trình tin sinh hoc
by thimy90 Thu Nov 01, 2012 10:40 am

» GIáo trình công nghệ sinh học nano
by vanducchiu Tue Oct 16, 2012 12:01 am

» Phần mềm hat karaoke trên vi tính có chấm điểm
by nguyenhoangquen Thu Sep 20, 2012 11:07 am

» Làm thủ tục hải quan – giao nhận XNK giá rẻ
by nhokbmt Wed Sep 19, 2012 3:08 pm

» NGHIÊN CỨU TẠO CÂY DỨA CAYENNE IN VITRO SẠCH VIRUS GÂY BỆNH HÉO ĐỎ ĐẦU LÁ (PMWaV- Pineapple mealybug wilt associated virus)
by VANPHONG Thu Sep 13, 2012 8:39 am

» XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA 21 DÒNG CACAO (THEOBROMA CACAO L.) BẰNG KỸ THUẬT MICROSATELLITE
by VANPHONG Thu Sep 13, 2012 8:33 am

» XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HAI GENE HSP-70 và REVERSE TRANSCRIPTE-RNaseH Ở MỘT SỐ LOÀI VIRUS THỰC VẬT
by VANPHONG Thu Sep 13, 2012 8:28 am

» BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƢỢNG CÁC SẢN PHẨM BIẾN ĐỔI GEN BẰNG PHƢƠNG PHÁP REAL-TIME PCR
by VANPHONG Thu Sep 13, 2012 8:23 am

» Nghiên cứu đa dạng nguồn gen dứa Cayenne bằng phƣơng pháp marker phân tử
by VANPHONG Wed Sep 12, 2012 9:37 pm

» THU THẬP VÀ TỔ CHỨC DỮ LIỆU GENE PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU CÂY TRỒNG BIẾN ĐỔI DI TRUYỀN
by VANPHONG Wed Sep 12, 2012 9:33 pm

» NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VI GHÉP CÂY BƢỞI
by VANPHONG Wed Sep 12, 2012 9:29 pm

» XÂY DỰ NG QUY TRÌNH PHÁT HI Ệ N VIRUS PMWaV-1 GÂY B Ệ NH HÉO ĐỎ ĐẦU LÁ (Mealybug wilt) TRÊN CÂY D Ứ A CAYENNE B ẰNG PHƯƠNG PHÁP RT-PCR
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:37 pm

» BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ĐIỀU (Anacardium occidental L.) TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU BẰNG KỸ THUẬT RAPD VÀ AFLP
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:33 pm

» ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ MỨC ĐỘ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ ĐIỀU (Acanardium occidentale L.) HIỆN ĐƯỢC TRỒNG TẠI TỈNH NINH THUẬN BẰNG KỸ THUẬT RAPD VÀ AFLP
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:30 pm

» “Bƣớc đầu đánh giá mức độ đa dạng di truyền của quần thể điều (Anacardium occidental L.) tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng kỹ thuật RAPD và AFLP”.
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:25 pm

» NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHUYỂN NẠP GEN CỦA HAI GIỐNG BÔNG VẢI COKER312 VÀ VN36P BẰNG VI KHUẨN Agrobacterium tumefaciens
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:20 pm

» ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG AXIT PHYTIC Ở MỘT SỐ GIỐNG LÚA ĐỊA PHƯƠNG VÀ MỘT SỐ GIỐNG LÚA ĐỘT BIẾN BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HÓA VÀ MICROSATELLITE
by VANPHONG Tue Sep 11, 2012 11:18 pm

tin tuc sinh học

http://www.agbiotech.com.vn


You are not connected. Please login or register

tieu su mot so nha sinh hoc tren buoc duong nghien cuu 2

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

VANPHONG

VANPHONG
Admin

William Harvey (1578-1657)


[Only registered and activated users can see links]


Các nhà giải phẩu học người Ý ở thế kỷ XVI, Jerom Fabri (1537- 1619) đã phát hiện ra van tĩnh mạch và giải thích sự hoạt động của các van này không ngăn trở máu chảy về tim và chảy ngược trở lại. Tuy nhiên, kết luận đó trái với ý kiến của của Galen về máu chuyển động theo hai chiều, vì vậy Fabri chỉ dám giả thiết là các van làm máu chảy chậm lại, chứ hoàn toàn không làm ngừng dòng máu chảy ngược. Kết luận đơn giản hơn, máu chảy trong tĩnh mạch chỉ theo một hướng về tim.

Học trò của Fabri là William Harvey (1578 - 1657) một người Anh rất kiên quyết, sau khi về nước Anh, Harvey cũng như một số nhà giải phẩu học trước ông lao vào nghiên cứu về tim và chú ý đến sự có mặt của những van hoạt động một chiều ở trong tim .

a)Sơ lược về tiểu sử của Harvey:

Ngày 1 tháng 4 năm 1578, W. Harvey sinh ra trong một gia đình nông dân ở Folkestone, miền Nam nước Anh. Về sau, Harvey còn có 6 em ruột nữa. Lúc nhỏ, Harvey đã yêu thích các loài động vật, thường cả ngày đùa nghịch với chó, mèo, gà, thỏ mà không biết chán. Ở gần nhà có một xưởng mổ gia súc. Có dịp là Harvey tới xem các chú bác giết thịt rồi chặt thành từng tảng thịt bò, thịt dê, thịt heo... chuyển đi các cửa hàng bán lẻ. Nhìn thấy cảnh máu me chảy ròng ròng, bạn bè sợ hết hồn, chạy té đi, song Harvey lại chẳng sợ chút nào, lại còn hỏi xem bộ phận này, bộ phận khác trong nội tạng gia súc gọi tên là gì...

Năm 1593, chưa đầy 16 tuổi Harvey đã thi đổ trường đại họ(Cambridge), học văn học. Năm 19 tuổi, Harvey đã tốt nghiệp, đoạt được học vị cử nhân văn học, rồi sau đó lại chuyển tới học y học ở trường đại học Padua, Italia, là một trung tâm nghiên cứu y học đương thời.

Năm 1600, vào lúc Harvey 22 tuổi, đang học đại học Padua, thì có xảy ra một việc động trời: Ngày 17 tháng 2, nhà khoa học ngoan cường Brunô, người chủ trương và truyền bá Thuyết nhật tâm, bị giáo hội qui tội chết, đem thiêu trên giàn lửa! Harvey rất căm phẫn trước việc đó, trong lòng như muốn thét lên câu hỏi: thế này thì còn gì là chân lý nữa?!

Năm 1602 Harvey tốt nghiệp đại học, đoạt danh vị bác sĩ y khoa, không lâu sau, Harvey trở về nước Anh, lại đoạt học vị bác sĩ giải phẩu học ở trường đại học Cambridge, trở thành một thầy thuốc có danh tiếng.

Từ năm 29 tuổi, ông dạy học ở trường Y Hoàng Gia, kiêm bác sĩ phẩu thuật ở bệnh viện Saint Bactholomew. Năm 35 tuổi, ông là giáo sư trường đại học Y ở London. Năm 40 tuổi ông được mời làm ngự y của vua nước Anh là James I, rồi Charler.

b)Công trình khoa học của Harvey:

Ở London, mỗi năm Harvey đều tham gia mấy lần giải phẩu xác phạm nhân tử hình. Trong quá trình giải phẩu, ông chú ý thấy sự co bóp của động mạch, hiện tượng phập phồng ở thái dương, cổ tay, đỉnh đầu... những hiện tượng đó làm cho ông nghĩ đến giả thuyết cho là trong cơ thể có sự hoạt động của một thứ gì tựa như cái bơm trung tâm, từ đó mà khống chế sự lưu động của máu trong toàn thân thể.

Harvey lúc đó còn là giảng viên giải phẩu. Khi giảng bài, ông thường giải phẩu ộng vật rồi cùng sinh viên quan sát, nghiên cứu. Mỗi cuộc giải phẩu, ông đều ghi chép tỉ mỉ các quan sát, rồi lại suy ngẫm tìm cách giải thích các vấn đề thu lượm được. Khi giải phẩu động vật và xác người, ông đặc biệt chú ý quan sát kỹ lưỡng về kết quả cấu quả tim, biết rằng tim là do các cơ thịt tổ chức thành và công năng chủ yếu của nó là vận động co bóp. Ông nhận ra giữa mỗi nữa quả tim đều có van tim ngăn cách, làm phân chia ra tâm nhĩ và tâm thất, chỉ cho máu chảy từ tâm nhĩ sang tâm thất, mà không thể chảy ngược lại.

Harvey tính toán rằng chỉ trong một giờ, tim bơm đầy được một khối lượng máu gấp ba lần trọng lượng của cơ thể. Không thể tưởng tượng được rằng với tốc độ đó máu có thể tự tạo ra hoặc tự phân giải. Rõ ràng máu phải từ động mạch sang tĩnh mạch ở chỗ nào đó bên ngoài tim mà mắt thường ta không nhìn thấy được những mạch nhỏ nối tiếp. Sau khi giả thiết có những mạch nối tồn tại thì rất dễ hiểu là tim phải nhiều lần bơm một khối lượng máu qua các nấc: Tĩnh mạch--tim--động mạch--tĩnh mạch--tim--động mạch--tĩnh mạch--tim....

Năm 1628, một nhà xuất bản ở nước Ý chủ động viết thư cho Harvey trình bày nguyện vọng là chịu mọi phí tổn, xin xuất bản cuốn sách: Về sự hoạt động của máu và tim ở động vật mà Harvey đã phải bỏ ra tâm huyết hơn 20 năm để hoàn thành. Mặc dù cuốn sách không dày ( vẻn vẹn chỉ có 72 trang ) và vẻ bề ngoài khiêm tốn, nhưng cuốn sách đã mở ra một thời kỳ mưa bão - làm nên cuộc cách mạng hoàn toàn trong lịch sử sinh học.

Nghiên cứu của Harvey là sự thể hiện ý đồ nghiêm chỉnh đầu tiên về quan điểm mới đối với sinh học. Harvey đã đánh đổ học thuyết của Galen, và đặt nền tảng cho sinh lý học hiện đại ( chúng ta lưu ý sự tính toán của Harvey về khối lượng máu đi qua tim là ý định nghiêm chỉnh đầu tiên nhằm ứng dụng toán học vào sinh học).

Lẽ tất nhiên, các thầy thuốc là những người gắn bó với trường phái cũ đã công khai chống lại Harvey nhưng họ không thể chống lại những sự thật khách quan . Ðến thời gian khi Harvey trở về già thì tuần hoàn máu của ông mới được giới các nhà sinh học thừa nhận chúng mặc dù người ta chưa phát hiện được mao quản nối liền động mạch với tĩnh mạch. Như vậy, các nhà bác học châu Âu đã dứt khoát vượt qua giới hạn sinh học cổ điển và không bao giờ quay trở lại nữa.

Không còn nghi ngờ gì nữa, phát minh của Harvey là dẫn chứng có ích cho chủ nghĩa duy vật máy móc. Thật ra có thể cho rằng tim là một loại máy bơm, còn sự vận chuyển của máu tuân theo những định lý học về chuyển động của chất lỏng. Nếu như vậy thì giới hạn của vấn đề là ở đâu? Phải chăng người ta có thể giả thiết là tất cả những phần còn lại trong cơ thể sống chỉ là một bộ tập hợp của các hệ thống cơ học phức tạp và có liên quan lẫn nhau hay không?

Ðiểm yếu nhất trong lý thuyết tuần hoàn máu cuả Harvey là không thấy được mối liên quan giữa động mạch và tĩnh mạch. Ông chỉ giả thiết có sự nối tiếp tương tự, nhưng do kích thước của các mao quản nối với nhau rất nhỏ nên không thể nhìn thấy được. Vào cuối đời của Harvey vấn đề này vẫn chưa được giải qưyết, và có lẽ nó vẫn tiếp tục tồn tại nếu như loài người chỉ dùng mắt thường để quan sát sự vật.



Andre Vesalius (1514 - 1564)


[Only registered and activated users can see links]



Năm 1543 còn xuất hiện một cuốn sách nữa rất cách mạng đối với sinh học, được coi như là cuốn sách của Côpecnic đối với vật lý học. Cuốn sách với nhan đề Về cấu tạo nhân thể, tác giả của cuốn sách đó là Andre Vesalius (1514 - 1564) nhà giải phẩu học lớn nhất của thời phục hưng ( ông tổ của giải phẩu học hiện đại ).

a. Sơ lược về tiểu sử của Vesalius:

Ông sinh vào ngày 1 tháng 1 năm 1514 ở Bruselles (Bỉ). Cha của ông là dược sư của Hoàng Ðế Charles thứ V. Thuở nhỏ chịu ảnh hưởng của cha Vesalius rất thích nghiên cứu tự nhiên, nhất là nghiên cứu động vật nhỏ. Ông thường theo cha học cách phẩu thuật chó, thỏ, chim, chuột...nên đã học được nhiều tri thức và kỹ năng thuộc lãnh vực giải phẫu. Ông học ở Hàlan theo truyền thống nghiêm khắc của trường phái Galen. Ông luôn luôn giữ cho mình một tình cảm tôn kính sâu sắc với Galen. Sau khi tốt nghiệp 1533 ông tới Paris học Y. Khi đó Paris là trung tâm tư tưởng văn nghệ phục hưng của Châu Âu, không khí học thuật rất sôi động, tư tưởng của mọi người cũng rất tự do phóng khoáng, mới mẻ, thoải mái. Ðiều đó ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc đời Vesalius.

b. Công trình khoa học của Vesalius::

Vào thời đó tôn giáo thần học còn chiếm địa vị tuyệt đối. Giáo hội thời kỳ này cấm chỉ giải phẩu thi thể người, cho rằng giải phẩu thi thể người là mạo phạm thần linh, là đại nghịch, vô đạo, gây trở ngại nghiêm trọng tới sự phát triển của khoa học . Do đó, Vesalius chỉ có thể giấu giếm giải phẩu thi thể, tìm ngàn phương, trăm kế trốn tránh sự chú ý của giáo hội.

Lòng mong mỏi cầu học mãnh liệt, cộng thêm nỗi hiếu kỳ, đã khiến ông quên nỗi nguy hiểm tới tính mạng nhiều lần nấp trốn cảnh vệ, trong những đêm trời tối đen như mực, mò tới các bãi hành hình, bãi tha ma, vượt qua hàng đàn chó đói, lấy trộm thi thể, mang về nhà mình tiến hành giải phẩu suốt đêm. Cứï như thế Vesalius đã lấy trộm không biết bao nhiêu thi thể và thức trắng bao nhiêu đêm để bí mật giải phẩu. Cuối cùng nắm vững đích xác rất nhiều tri thức giải phẩu cơ thể người không hề ghi trong sách vở. Ðến mức ông có thể nhắm mắt cũng có thể rất nhanh nhận ra là loại xương nào mà người ta đặt vào bàn tay ông. Cấu tạo của các bộ phận nội tạng, bắp thịt, thần kinh, huyết quản, ông cũng rất quen thuộc.

Vesalius không nghĩ như các thầy giáo của ông là hoàn toàn tuân theo lý luận của Galen Thời đó, ở các viện y học, người ta dạy là dạy giải phẩu học về chó, về lợn, mà không phải là dạy giải phẩu học về người. Cần biết rằng đối tượng nghiên cứu y học là người; chỉ có thú y mới nghiên cứu chó, lợn... Nhưng, có một số người vẫn ngang nhiên cho rằng cấu tạo của con người và chó, lợn là không sai khác bao nhiêu, và ở viện y học rất hiếm khi được giải phẩu thi thể; khi giải phẩu các giáo sư thường không cho học sinh nhìn rõ. Hễ khi phát hiện chỗ nào không giống với lý luận mà Galen đã viết thì họ cố ý lập lờ, không dám nói rõ, sợ nói ngược với quan điểm của Thánh thư!.

Ông không mê tín nhân vật uy quyền và sách vở, chỉ xem trọng thực tiễn. Năm 1543, giáo sư Vesalius 28 tuổi, đã cho xuất bản cuốn sách Bàn về cấu tạo cơ thể người. Trong sách ông chỉ ra những sai lầm trong sách của Galen. Khi đó, trên giảng đường đại học, ông thường vừa giảng, vừa giải phẩu thi thể người khi giảng về cấu tạo cơ thể người, làm sinh viên nhận ra đâu là thật đâu là giả trong trước tác của Galen. Các buổi lên lớp của ông thường có tới hơn 400 - 500 người tham dự, ngồi chật cả hội trường.

Ðương nhiên, Vesalius đã bị công kích kịch liệt của thế lực giáo hội, và giáo hội không dung tha ông. Họ chưởi ông là kẻ bổ báng thần linh. Ngay thầy giáo xưa của Vesalius cũng phản đối ông.

Ví dụ: Galen cho rằng xương chân lớn của người nói rằng nó là thẳng thì thầy giáo của ông tuy không thể phủ nhận sự thật đó, nhưng lại nói để phủ định: - Việc xương chân lớn của người hiện nay là thẳng quả rõ là không phù hợp với sách vở của Galen, nhưng đó là kết quả của con người hiện đại mặc quần ống hẹp mà thôi!

Công việc của Vesalius luôn bị công kích rất mạnh bởi những người theo thuyết giáo của tôn giáo.

Ví dụ, Thánh kinh nói Thượng Ðế sáng tạo ra trời, Ðất, Ngày và Ðêm. Mặt Trăng, Mặt Trời và các vì sao, lại sáng tạo ra động vật, thực vật. Cuối cùng Thượng Ðế dùng đất bùn tạo ra con người, đầu tiên tạo ra một người nam là Adam, và sau đó là từ chiếc xương sườn của người đàn ông tạo ra một người nữ là Eva để làm vợ Adam, từ đó con cháu họ... ra đời, thành loài người. Theo cách thuyết giáo như vậy thì suy ra bộ xương của nam giới phải kém nữ giới một xương. Còn theo thực tiễn giải phẩu của Vesalius, với số lượng rất lớn sự thực chứng minh, số xương của người nam và người nữ là như nhau đều là 26 chiếc. Sự thực hùng hồn đó đã giáng một đòn chí mạng vào Thánh kinh của tôn giáo. Sau này Lenin cũng đã rút ra cho chúng ta một bài học kinh nghiệm trở thành chân lý không thay thế được Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Sau khi xuất bản cuốn sách đó, cuộc đời của Vesalius lâm vào tình cảnh bất hạnh. Vesalius vốn trông đợi sự đồng tình ủng hộ của giới y học đương thời, nhưng sự thật đã ngược lại với mong muốn đó. Nhiều bác sĩ cũng đã phản đối kịch liệt, ủng hộ uy quyền của Galen đã dựng lên từ thời cổ đại. Thầy giáo của ông gọi ông là kẻ dị giáo, loạn thần kinh(!) và biểu thị thái độ đấu tranh với ông đến cùng. Sự công kích từ mọi phía gây khó khăn cho ông càng lúc càng nghiêm trọng, khiến ông tuyệt vọng, phẫn chí tới mức hủy hết những tư liệu nghiên cứu đã bỏ ra bao tâm huyết tích lũy nhiều năm, và rời bỏ chức vị giáo sư đại học. Từ đấy, ông trở nên trầm tư, khổ não, không quan tâm gì đến sự nghiệp nữa...

Cho dù đã như thế, nhưng kẻ phản đối ông trong giới khoa học và giới tôn giáo quyền uy căm thù sự phát triển khoa học, vẫn không chịu buông tha ông. Chúng thu thập tài liệu, luận tội trạng, cuối cùng vào năm 1563 lôi ông ra tòa án tôn giáo kết án ông phải chịu tử hình!

Về sau vị hoàng Ðế Bỉ nghĩ ngợi thế nào mà đã miễn tội chết cho ông, đổi thành án phải đi lưu đày đến Palextin. Ông mất năm 1564 ở đảo Zante, lúc mới 50 tuổi!

Suốt đời Vesalius đi tìm chân lý, hiến thân tất cả cho giải phẩu học, y học. Ông đấu tranh bất khuất với mê tín, tôn giáo, thần học. Thành tựu khoa học của ông đã làm ông trở thành người đặt nền móng cho giải phẩu học hiện đại, dược nhiều người tôn vinh là ông tổ của giải phẩu học hiện đại.

Giáo hội có thể bức hại Vesalius nhưng ngăn trở không nổi trào lưu thời đại về nhận thức cơ thể của con người. Chân lý khoa học vẫn phát triển về phía trước cho dù gặp gian nan, gập ghềnh, khúc khuỷu. Sau khi ông chết nhà khoa học người Anh William Harvey (1578 - 1675) đã tiếp tục thăm dò, khám phá và cuối cùng triệt để lật đổ thuyết của Galen. Chân lý khoa học đã giành được thắng lợi cuối cùng.

(Nguồn:olympiavn.org/forum)



h2] Luis Pasteur (1822-1895) [/h2]
[Only registered and activated users can see links]

Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1882 ở Dole, một vùng của Jura, Pháp. Khám phá của ông cho rằng hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do những mầm bệnh, mang tên "lý thuyết về mầm bệnh", là một trong những khám phá quan trọng nhất trong lịch sử y học. Sự nghiệp của ông trở thành nền móng cho ngành vi sinh, và là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của y học hiện đại.

Tóm tắt những đóng góp to lớn của Pasteur cho vi sinh và y học: Thứ nhất, ông đấu tranh đòi thay đổi thực hành trong bệnh viện để giảm thiểu lây lan bệnh do vi khuẩn. Thứ hai, ông phát hiện ra rằng có thể dùng dạng vi khuẩn đã làm yếu để chủng ngừa chống lại dạng vi khuẩn độc. Thứ ba, Pasteur thấy rằng bệnh dại lây nhiễm nhờ một tác nhân rất nhỏ không nhìn thấy dưới kính hiển vi, nhờ đó mở ra thế giới các virus. Kết quả là ông đã triển khai được kỹ thuật tiêm vaccin cho chó chống bệnh dại và điều trị người bị chó dại cắn. Và thứ tư, Pasteur đã phát triển phương pháp "tiệt trùng kiểu Pasteur", một quy trình dùng sức nóng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong các loại thực phẩm dễ thiu thối mà không làm hỏng thực phẩm.

Sự nghiệp của Pasteur

Mỗi khám phá trong sự nghiệp của Pasteur đều là những mắt xích của một chuỗi không tách rời bắt đầu bằng tính bất đối xứng phân tử và kết thúc bằng phòng bệnh dại, theo con đường nghiên cứu trên men, tằm, bệnh của rượu và bia, vô trùng và vaccin.

Từ tinh thể học tới phân tử bất đối xứng

Nǎm 1847 ở tuổi 26, Pasteur tiến hành công trình đầu tiên về tính bất đối xứng phân tử, nêu lên cùng một lúc các nguyên lý của tinh thể học, hóa học và quang học. Ông đã đề ra định luật cơ bản: tính bất đối xứng phân chia thế giới hữu cơ với thế giới vô cơ. Nói một cách khác, các phân tử bất đối xứng luôn là sản phẩm của sinh thể sống. Công trình của ông trở thành cơ sở cho một ngành khoa học mới - ngành hóa học lập thể.

Nghiên cứu sự lên men và sự tự sinh

Theo yêu cầu của một nhà sản xuất rượu tên là Bigo ở miền bắc nước Pháp, Pasteur bắt đầu nghiên cứu xem tại sao rượu lại bị nhiễm những chất ngoài ý muốn trong quá trình lên men. Ông đã sớm chứng minh được rằng mỗi giai đoạn của quá trình lên men đều liên quan với sự tồn tại của một loại vi sinh vật đặc thù hay con men - một sinh vật mà người ta có thể nghiên cứu bằng cách nuôi cấy trong một môi trường vô trùng thích hợp. Nhận định sáng suốt này là cơ sở của ngành vi sinh.

Pasteur đã giáng một đòn quyết định vào thuyết tự sinh, học thuyết đã từng tồn tại trong 20 thế kỷ cho rằng cuộc sống có thể tự này sinh từ những chất liệu hữu cơ. Ông cũng phát triển lý thuyết mầm bệnh. Cùng thời gian này, ông khám phá ra sự tồn tại của sự sống trong điều kiện không có oxy: "Lên men là hậu quả của sự sống không có không khí". Khám phá về sự sống yếm khí đã mở ra con đường nghiên cứu những mầm bệnh gây nhiễm trùng huyết và bệnh hoại thư, cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Nhờ Pasteur, người ta có thể phát minh ra những kỹ thuật tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát ô nhiễm.

Kỹ thuật "tiệt trùng kiểu Pasteur"

Hoàng đế Napoleon III đã đề nghị Pasteur nghiên cứu những bệnh ảnh hưởng đến rượu đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất rượu. Nǎm 1864, Pasteur tới khu vườn nho ở Arbois để nghiên cứu vấn đề này. Ông đã chứng minh rằng bệnh của rượu là do vi sinh vật gây ra, những vi sinh vật này có thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng rượu đến nhiệt độ 55oC trong vài phút. áp dụng cho bia và sữa, cách xử lý này, được đặt tên là "tiệt trùng kiểu Pasteur" đã nhanh chóng thông dụng trên khắp thế giới.

Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng ở người và động vật

Nǎm 1865, Pasteur bắt đầu nghiên cứu những bệnh của tằm đang làm lụn bại ngành tằm tơ ở Pháp. Ông đã tìm ra tác nhân gây bệnh và cách lan truyền những tác nhân này - theo qui luật lây và di truyền - và cách ngǎn ngừa bệnh. Bổ sung thêm nghiên cứu về sự lên men, giờ đây ông có thể khẳng định mỗi bệnh là do một vi khuẩn đặc trưng gây ra và những vi khuẩn này là những yếu tố ngoại lai. Với hiểu biết này, Pasteur có thể đặt ra những qui tắc cơ bản của tiệt trùng. Ngǎn ngừa được lây nhiễm, phương pháp tiệt trùng của ông đã cách mạng hóa ngành ngoại khoa và sản khoa.

Từ nǎm 1877-1887, Pasteur vận dụng cơ sở vi sinh học vào cuộc chiến chống các bệnh nhiễm trùng. Ông tiếp tục tìm ra ba vi khuẩn gây bệnh cho người: tụ cầu, liên cầu và phế cầu.

Điều trị và phòng ngừa bệnh dại

Louis Pasteur đã tìm ra phương pháp làm yếu các vi sinh vật độc là cơ sở cho chủng ngừa. Ông đã phát triển các vaccin chống bệnh tả ở gà, bệnh than và bệnh lợn đóng dấu. Sau khi nắm vững phương pháp chủng ngừa, ông đã áp dụng khái niệm này vào bệnh dại. Ngày 6/7/1885, lần đầu tiên Pasteur đã thử phương pháp điều trị bệnh dại của mình cho người: bé Joseph Meister đã được cứu sống.

Thành lập Viện Pasteur

Ngày 1/3/1886, Pasteur trình bày kết quả phương pháp điều trị bệnh dại của ông trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và kêu gọi thành lập một trung tâm vaccin dại. Đông đảo dân chúng và cộng đồng quốc tế đã vận động tài trợ cho việc xây dựng Viện Pasteur, một viện nghiên cứu tư đầu tiên được Tổng thống pháp Jules Gresvy công nhận nǎm 1887 và được người kế nhiệm ông là Sadi Carnot khánh thành nǎm 1888. Theo mong ước của Pasteur, Viện được xây dựng thành một cơ sở điều trị bệnh dại, một trung tâm nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng và một trung tâm giảng dạy.

Nhà khoa học 66 tuổi đã dành trọn 7 nǎm cuối cùng của cuộc đời cho Viện nghiên cứu vẫn mang tên ông. Trong thời gian này, Pasteur cũng được hưởng niềm vui của danh tiếng và được tôn vinh khắp thế giới bằng những huân huy chương có uy tín.

Sự nghiệp của ông được tiếp tục và được mở rộng trên kháp thế giới nhờ lớp lớp học trò.

Con người của tự do và nghiêm ngặt

Sự nghiệp của Pasteur không phải đơn giản là phép cộng những khám phá của ông. Nó còn tiêu biểu cho cuộc cách mạng phương pháp luận khoa học. Pasteur đặt lên trên hết hai nguyên tắc không thể bàn cãi của nghiên cứu hiện đại: tự do sáng tạo nhất thiết phải đi với thử nghiệm nghiêm ngặt. Ông dạy các học trò của mình: "Đừng có đưa ra điều gì mà anh không thể chứng minh bằng thực nghiệm"

Louis Pasteur là người theo chủ nghĩa nhân vǎn, luôn luôn làm việc theo hướng cải thiện địa vị của con người. Ông là một người tự do chưa bao giờ ngập nừng khi nhận những vấn đề mà trong thời đại của ông người ta vẫn thường cho rằng chúng sẽ thất bại.

Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu. Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.

Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ. Nǎm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), mở đầu cho mạng lưới các Viện Pasteur quốc tế.

Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.

Sự tiến bộ của nhân loại

"Tôi cầu khẩn các bạn dành sự quan tâm cho những lãnh địa thiêng liêng rất nhạy cảm có tên là các phòng thí nghiệm. Mong sao những lãnh địa này sẽ nhiều hơn và chúng sẽ được tô điểm để trở thành những ngôi đền của tương lai, của thịnh vượng và sức khỏe. Đây là nơi nhân loại sẽ lớn lên, vững mạnh và hoàn thiện. ở đây, loài người sẽ học cách đọc được sự phát triển và sự hài hòa cá nhân trong những công việc của tự nhiên, trong khi công việc của chính loài người lại thường man rợ, cuồng tín và phá hoại" - Louis Pasteur


CHRISTIANE NÜSSLEIN-VOLHARD
[Only registered and activated users can see links]

NHÀ KHOA HỌC LỚN
CỦA THẾ KỶ XX
Những thành tựu khoa học ngày càng vươn tới những chân trời mới, mang lại sự biến đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người. Theo dự đoán của nhiều nhà khoa học, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của sinh học với nhiều công nghệ khác nhau và chủ yếu tập trung vào 4 lĩnh vực chính là công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ Enzym. Một trong những nhà khoa học lớn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này và đã được nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học, đó là GS-TS Christiane Nüsslein-Volhard.

GS-TS Christiane Nüsslein-Volhard sinh ngày 20/10/1942 tại Magdeburg (Đức), là con thứ hai trong một gia đình nghệ sĩ có 5 người con. Khi còn nhỏ, Christiane Nüsslein rất chú ý đến các sự vật xung quanh, có nhiều ý tưởng, dự định trong nhiều lĩnh vực và thường tìm hiểu những chủ đề này thông qua việc đọc sách. Christiane Nüsslein rất thích cây cối, yêu động vật và mơ ước trở thành nhà sinh vật học từ khi 12 tuổi.

Hồi còn đi học, do không lấy gì làm chăm chỉ lắm nên Christiane Nüsslein chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học với mức trung bình; thậm chí suýt nữa còn không trả nổi bài thi tiếng Anh. Trong phiếu thành tích học tập của Christiane Nüsslein có đoạn như sau: Mặc dù tài năng của học sinh được thể hiện tương đối đều trong các lĩnh vực học, nhưng thành tích thì khác nhau tuỳ vào sự quan tâm. Học sinh này tỏ ra rất lười nhác với những môn không quan tâm, còn đối với những môn yêu thích, học sinh này đã thể hiện vượt xa những yêu cầu của mục đích một trường học bình thường. Nhưng phiếu thành tích học tập cũng công nhận: Christiane Nüsslein là học sinh có năng khiếu vượt mức trung bình, có óc phán đoán, suy xét tốt, có năng lực trong công việc nghiên cứu khoa học độc lập. Ở trường, Christiane Nüsslein rất thích các môn văn học Đức, toán học và sinh vật học. Giờ sinh vật học đã giúp Christiane Nüsslein hiểu biết về rất nhiều chủ đề đương đại như: Sự di truyền, tiến hoá và hành vi của động vật. Vào lễ tốt nghiệp trường phổ thông, Christiane Nüsslein đã được đọc bài viết của mình về Ngôn ngữ động vật (Sprache bei Tieren).

Năm 1962, sau khi tốt nghiệp trung học, Christiane Nüsslein quyết định sẽ trở thành một nhà nghiên cứu về sinh vật. Nhưng sau đó đã nhanh chóng thay đổi ý định này và quyết định học về y khoa, vì cho rằng bộ môn này rất cần thiết cho loài người. Để khẳng định xem mình có thể gắn bó với ngành y hay không, Christiane Nüsslein đã theo khoá học làm y tá một tháng trong bệnh viện. Một tháng này đã giúp Christiane Nüsslein khẳng định mình sẽ không thể theo nghề y. Do vậy, Christiane Nüsslein đã quay trở lại với niềm đam mê sinh vật học và quyết định học tại Trường Đại học Tổng hợp Johann-Wolfgang-Goethe, Frankfurt (1962-1964). Mới đầu, Christiane Nüsslein rất thất vọng về Trường và những giờ học trở nên vô cùng buồn chán. Christiane Nüsslein luôn có cảm nghĩ là mình biết nhiều những điều hay hơn thế và chỉ thích mỗi môn thực vật học. Vào mùa hè năm 1964, một chương trình giảng dạy về hoá sinh duy nhất thời đó được mở ra tại Trường Đại học Tổng hợp Eberhard-Karls, thành phố Tübingen, và Christiane Nüsslein đã quyết định nhanh chóng theo học tại đó, để lại gia đình và bạn bè phía sau. Christiane Nüsslein không thật sự thích thú lắm về chương trình giảng dạy hoá sinh vì nói quá nhiều về hoá học hữu cơ và quá ít về sinh vật học, nhưng vẫn cho đây là một việc đáng làm vì khoá học này đã đào tạo rất chắc chắn về các bộ môn cơ bản được ưa thích như hoá học, vật lý với nhiệt động lực học và hoá học lập thể. Vào năm cuối cùng, những bộ môn về vi trùng học, di truyền học đã thật sự cuốn hút Christiane Nüsslein. Christiane Nüsslein đã có cơ hội tham gia các hội nghị chuyên đề và nghe các bài giảng của các nhà khoa học đến từ Max-Planck, Gerhard Schramm, Alfred Gierer, Friedrich Bonhoeffer, Heinz Schaller... Qua đó Christiane Nüsslein đã được biết đến những vấn đề rất mới như sự tái tạo ADN, sự tổng hợp đạm sinh học. Năm 1969, Christiane Nüsslein đã nhận văn bằng hoá sinh của Trường Đại học Tổng hợp Eberhard-Karls. Thầy Heinz Schaller, người hướng dẫn Christiane Nüsslein làm văn bằng tốt nghiệp lại tiếp tục hướng dẫn Christiane Nüsslein làm việc trong phòng thí nghiệm. Thầy Heinz là một nhà hoá học, nhà thí nghiệm tuyệt vời, đã dạy cho Bà về định lượng, hiệu suất, tính trọn vẹn của phản ứng. Luận án đầu tiên của Christiane Nüsslein về sự so sánh các chuỗi ADN của các giai đoạn ngắn với sự lai giống ARN-ADN đã bị bỏ giữa chừng sau khi nhận thấy việc này liên quan chủ yếu đến việc lựa chọn các phương pháp kỹ thuật. Cuối cùng Christiane Nüsslein đã đưa ra một phương pháp mới cho việc tinh chế ARN sạch ở diện rộng và hợp tác cùng với một sinh viên khác, Bertold Heyden, tách những vị trí liên kết ARN và fd Phage ra để có thể hiểu được thêm về cấu trúc của chất hoạt hoá. Mặc dù là một nhà sinh vật học phân tử có kinh nghiệm, Christiane Nüsslein cũng bắt đầu cảm thấy buồn tẻ với đề án này, nhưng đó cũng là thời điểm kết thúc của luận văn tiến sĩ sinh vật học. Năm 1972, sau khi đọc những bài báo của các nhà khoa học Garen và Gehring về các cuộc thí nghiệm giải cứu sự đột biến gen của người mẹ, Christiane Nüsslein đã quyết định nghiên cứu về những đột biến làm ảnh hưởng đến lượng thông tin của tế bào trứng.

Năm 1984, Christiane Nüsslein quan tâm đến việc phân tích về di truyền trong sự phát triển cột sống để tìm hiểu thêm các vấn đề về cột sống, trong đó có cột sống của con người. Christiane Nüsslein cùng với nhóm nghiên cứu của mình đã làm thí nghiệm với cá và đã đưa ra những biện pháp gây giống và nuôi cá an toàn, hiệu quả cao. Năm 1995, tập bản thảo những phát minh của Christiane Nüsslein và đồng nghiệp về 1.200 sự đột biến của cá đã được xuất bản như những tài liệu khoa học giá trị. Trong phòng thí nghiệm, Christiane Nüsslein vẫn tiếp tục nghiên cứu về các cơ cấu phân tử của phôi thai ruồi giấm, cũng như tiếp tục khám phá loài cá như hình mẫu cho việc nghiên cứu những đặc điểm cụ thể của xương sống. Christiane Nüsslein hy vọng sự kết hợp của nhiều nghiên cứu và hệ thống trong một phòng thí nghiệm có thể cung cấp cơ sở cho việc hiểu biết rộng hơn về sự phát triển phức tạp của đời sống động vật và con người.

Là một nhà khoa học say mê nghiên cứu, khám phá, làm việc tận tuỵ, không biết mệt mỏi, Bà luôn là tấm gương cho đồng nghiệp noi theo. Và khả năng nghiệp vụ khoa học của Bà đã phần nào được thể hiện thông qua những chức vụ được bổ nhiệm: Năm 1969-1974, Bà làm giám sát viên luận án; năm 1978-1980, là trưởng nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm sinh vật phân tử châu Âu (EMBL), Heidelberg; năm 1981-1985 là trưởng nhóm nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Friedrich-Miescher tại Tübingen; năm 1985, Bà được bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh độc lập Trường Đại học Max-Planck, Tübingen, vị trí mà đến nay Bà vẫn đang giữ. Bà cũng là giảng viên của Trường y Harvard (1988); giáo sư danh dự của Trường Đại học Tổng hợp Tübingen; giảng viên Trường Tổng hợp Yale (1989). Với những thành tích và cống hiến trong khoa học, Bà đã nhận được nhiều học bổng và giải thưởng: Học bổng sau tiến sĩ (EMBO fellowship) tại phòng thí nghiệm của GS-TS Walter Gehring (1975-1976); học bổng sau tiến sĩ (DFG fellowship) tại phòng thí nghiệm của GS-TS Klaus Sander, Trường Đại học Tổng hợp Freiburg; Huy chương Rosenstiel, Trường Đại học Tổng hợp Brandeis; giải thưởng Mattia, Trường Đại học Roche, New Jersey (1990); giải thưởng Nghiên cứu y học New York (1991); Huy chương Ott Warburg cho những nghiên cứu trong lĩnh vực sinh hoá (1992); Huy chương của Liên đoàn các Tổ chức Sinh hoá Châu Âu (1993) và nhiều giải thưởng khác. Đặc biệt, năm 1995 Bà đã được trao tặng giải thưởng Nobel cho những khám phá về di truyền trong giai đoạn phát triển ban đầu của phôi thai cùng với hai nhà khoa học khác là Eric Wieschaus và Edward Lewis. Edward thật sự là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực di truyền học tiến triển. Còn Eric là người bạn thân và là người cộng tác đắc lực của Bà. Bà cùng với hai ông đã tiến hành nghiên cứu về sự phát triển của ruồi giấm Drosophila bé nhỏ và hoàn toàn vô hại. Con vật này đã thật sự có ích trong việc nghiên cứu, hé mở ra những bí mật sâu xa nhất về sự phát triển từ tế bào trứng riêng lẻ để trở thành một sinh vật sống phức tạp với vẻ đẹp và sự hài hoà tuyệt vời. Bà đã bắt đầu việc nghiên cứu chỉ với mong muốn hiểu biết về nguồn gốc và sự phát triển của hình mẫu trong thời kỳ phát sinh phôi. Bà không nghĩ rằng nghiên cứu này lại thành công đến thế và những phát minh, tìm tòi của Bà lại thích hợp với y học. Những nguyên tắc cơ bản của Bà có được từ nghiên cứu ruồi giấm cũng có thể áp dụng được với những động vật có xương sống, trong đó có cả con người. Những phát minh, cống hiến to lớn của Bà đã thật sự đã mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ cho khoa học nói chung và con người nói riêng. Bà thật xứng đáng là một người phụ nữ đáng kính phục, một nhà khoa học lớn của thế kỷ XX.


h3]Hippocrate (460 - 375 TCN) người sáng lập ra ngành Y khoa[/h3]
1/ Tiểu sử:[/b]
[Only registered and activated users can see links] [Only registered and activated users can see links] [Only registered and activated users can see links]

Hippocrate ------- Châm ngôn Hippocrate ------ Bài học


Thầy thuốc Hy Lạp, người sáng lập ra ngành Y. Ông sinh ra ở đảo Cos, một hòn đảo nằm biển Egée, gần Rhodes. Ông đã học nghề y từ người cha, vốn là một thầy thuốc, đến Athènes để nghiên cứu, nhận Gorgias làm thầy cho phương pháp ngụy biện. Ông giỏi cả hai môn Triết lý và Y khoa. Nhưng ông tiếp tuc ngành y và giữ ngành triết lý để suy luận cho chính xác. Ông du lịch rất nhiều, qua luôn biên giới Hy Lạp. Ông trở lại đảo Cos để hành nghề, giảng dạy và viết sách. Trường phái Hyppocrate, hay trường phái Cos hình thành xung quanh ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tách y học ra khỏi những suy luận mê tín và Triết học đưa y học thành phạm trù khoa học chính xác dựa trên quan sát khách quan và lập luận suy diễn chặt chẽ

Ông đã cứu những thành phố Athènes, Abdère và Illyrie qua sự tàn phá ghê gớm của bệnh dịch hạch bằng cách đốt lửa thật lớn cho tỏa ra những chất có mùi thơm nên ông được chính phủ Athènes thưởng bằng cách cho ông vô dân Athènes va được nuôi suốt đời ở Prytanée Ông sống những năm cuối cùng ở Thessalie. Ông đã cải cách ngành Y: xóa bỏ dị đoan và bùa phép.

Lý luận của ông dựa trên sự quan sát và nghiên cứu trên người bệnh, chú ý đến chế độ ăn uống của người bệnh, khác với trường phái Cnidius là chỉ chú tâm đến bệnh lý mà quên bệnh nhân.

Émile Littré, bác sĩ y khoa, thành lập báo Tuần san Y học năm 1828 và năm 1837 thêm một tờ báo Y học "Expérience" và một từ điển Y học. Ông đã dịch những bộ sách của Hippocrate thành 10 cuốn. Năm 1858 ông được mời vào Hàn Lâm viện Y khoa Pháp .


Lời thề Hippocrate

Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculade thần y học, trước thần Hygie và Panacée, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:

Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muộn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bời một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả nĂng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.

Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho nhưng người chuyên.

Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.

Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại


Claude Bernard (1813-1878) Nhà Sinh lý học nổi tiếng.

Khám phá chức vụ tạo đường glycogen của gan . Nghiên cứu các diếu tố (enzyme) trong dịch tiêu hóa, gan, thần kinh hệ, máu và chức năng của nó trong sự hô hấp.. . Hội viên Hàn Lâm viện Khoa học và được giải thưởng ba lần được, hội viên viện Hàn lâm Y khoa và Viện Hàn lâm Pháp.
[Only registered and activated users can see links]
Claude Bernard (1813-1878)

[Only registered and activated users can see links]
Viện bảo tàng Claude Bernard

[Only registered and activated users can see links]
Claude sinh ra nơi đây

[Only registered and activated users can see links]
Bản thảo viết tay


Sinh tại Saint-Julien (Lyonnais), ngày 12 tháng 7 năm 1813.

1843: Tiến sĩ Y khoa. Luận án về dịch vị.

1853 Tiến sĩ Khoa học Tự nhiên.

1854 được đắc cử vô Hàm Lâm Viện Khoa học.

1855 Giáo sư Sinh lý học Ðại cương tại trường Ðại học Khoa học. Giáo sư Sinh lý học Thực nghiệm tại trường Collège de France

1868: Giáo sư Sinh lý học Ðại cương tại Muséum (Bảo tàng tự nhiên học)

1961: Hội viên Hàn lâm việc Y khoa

1968: Ðắc cử vô Hàn lâm viện ngày 7 tháng 5 1868 thế chỗ Jean-Pierre Flourens, ghế 29.

Chủ tịch cơ quan Société de Biologie.

1869: thượng nghị sĩ .

1877: bài giảng cuối cùng

1878: Mất tại Paris ngày 10 tháng 2 tại số 40 , Rue des Écoles

Ông viết nhiều bài về Khoa học và Y khoa và cộng tác với báo Revue des Deux Mondes

Ðám tang quốc gia, do nhà nước tài trợ cử hành ngày 16/02/1878 tại nghĩa trang Père Lachaise


*** Năm 1834, lúc bấy giờ Claude Bernard chỉ mới 21 tuổi, ông đến Paris và sồng bằng nghề viết văn và làm dược tá cho một tiệm thuốc tây. Ông viết bản kịch vui Rose du Rhône rồi bi kịch Arthur de Bretagne. Nhà văn kiêm phê bình gia Saint-Marc Girardin khuyên ông nên vừa viết văn vừa học lên để kiếm lấy một nghề. Vậy là ông chọn ngành Y. Lúc đầu ông không học xuất sắc lắm, nhưng cũng được đậu vô nội trú (hạng 26/29). Sau khi rớt Thạc sĩ, ông vào làm điều chế viên phòng thí nghiệm trường Collède de France với sự hướng dẫn của F. Magendie (1783-1855), nhà Sinh lý học nổi tiếng thời đó. Ông bắt đầu đam mê môn Sinh lý học Thực nghiệm. Sau khi Magendie mất, ông thế chỗ của Magendie. Và từ đó ông trở nên xuất sắc, được hưởng mọi vinh dự, nhưng gia đình ông không hạnh phúc.


Elizabeth Blackwell (1821-1910), nữ bác sĩ đầu tiên ở Bắc Mỹ.
[Only registered and activated users can see links]
Elizabeth Blackwell, 38 tuổi.
Nữ bá tước de Charnacee vẽ bằng bút chì,
(Glasgow University)

Ngày 3 tháng 2 năm nay là sinh nhật thứ 184 của Elizabeth Blackwell (1821-1910), nữ bác sĩ đầu tiên ở Bắc Mỹ. Sinh năm 1821 ở Bristol, Anh quốc, Elizabeth Blackwell theo cha và gia đình di cư sang Hoa kỳ đầu tiên ở Jersey City, sau dọn về Cincinnati, bang Ohio. Ông Samuel Blackwell, thân phụ của bà mất sớm. Elizabeth cùng hai người chị giúp bà mẹ mở trường tư dạy học. Một người bạn trước khi mất có than với Elizabeth Blackwell là cô ta có lẽ không chết nếu có một nữ bác sĩ để cô ta có thể đi khám bịnh. Lòng mộ đạo và ý thức trách nhiệm khiến Elizabeth Blackwell nghĩ đến việc theo học y khoa và trở thành bác sĩ.

Từ Cincinnati, Elizabeth đã đi xuống Henderson, Kentucky và sau đó North Carolina và South Carolina để dạy học, vừa để dành tiền, vừa để chuẩn bị vào học một trường y khoa. Tại Charleston, South Carolina, bà ở trọ nhà bác sĩ Samuel H. Dickinson trong một năm để học dự bị y khoa với ông đồng thời học thêm hai cổ ngữ cần thiết cho ngành y: La tinh và Hy lạp. Tất cả các điều đó đều rất cần để được thâu nhận vào một trường y khoa thời bấy giờ.

Vào đầu năm 1847, Elizabeth đã gởi đơn xin theo học đến các trường y khoa nổi tiếng. Tất cả đều từ chối không thâu nhận bà vào học. Tất cả đều có chung lời từ chối "chưa có trường nào thâu nhận phụ nữ vào học y khoa, và lúc này (1847) là chưa phải lúc". Có người còn đề nghị là bà nên qua Âu châu và cải dạng nam trang, may ra sẽ được thâu nhận. Bà gởi đơn đến 12 trường y khoa ít tiếng tăm hơn, và chỉ có mỗi một trường Geneva Medical College [1] ở thành phố Geneva, New York, đã thâu nhận bà. Thật ra khi nhà trường nhận được đơn xin theo học của bà, họ không muốn thâu nhận một phụ nữ, nhưng thấy khó từ chối một sinh viên quá dư tiêu chuẩn để được thâu nhận. Nhà trường đưa vấn đề cho sinh viên xét và toàn thể sinh viên đồng ý thâu nhận vì họ ngỡ đó là một trò đùa. Ngày 6 tháng 11 năm 1847, nhiều tuần sau khi khóa học đã bắt đầu, Elizabeth Blackwell đã đến trường, vào học trước sự ngạc nhiên của các sinh viên và sự ngỡ ngàng của ban giảng huấn.
[Only registered and activated users can see links]
Thư bà Blackwell viết cho Bs Lee

Nhưng những ngày tháng đầu không phải dễ. Sinh viên cùng lớp cũng như người dân thành phố Geneva không chấp nhận bà: họ cho bà hoặc là điên, hoặc là không có luân lý. Có nhiều người lạ đã đến giảng đường chỉ cốt xem mặt bà. Ngay cả vị giáo sư diễn giảng đã khuyên bà không nên dự một lớp học có trình diễn về sinh lý. Nhưng bà vẫn theo học một cách đứng đắn, với thái độ hòa nhã mà rất nghiêm trang. Dần dà bạn cùng lớp đâm ra nể phục trí thông minh và sự kiên trì của bà, và dân thành phố bắt đầu thân thiện với bà.

Chương trình học ở Geneva Medical College gồm hai khóa nghe giảng, mỗi khóa 16 tuần, một kỳ thực tập để sinh viên viết luận án và kỳ thi vấn đáp để ra trường. Trong mùa xuân và mùa hè giữa hai khóa giảng huấn, Elizabeth đã thực tập ở bệnh xá Blockley Almshouse, thành phố Philadelphia. Tại đây bà theo dõi các cuộc chẩn bệnh, quan sát bệnh nhân và theo học các y sĩ nội trú. Phần lớn bệnh nhân đến bệnh xá Blockley thuộc giai cấp nghèo nhất thành phố, và nhiều di dân Ái nhĩ lan, thường mắc bệnh typhus (sốt do chấy rận truyền). Sau thời kỳ thực tập, bà trình luận án về "typhus" và luận án đã hội đồng khoa khen thưởng và được vinh dự chọn đăng trong báo Buffalo Medical Journal.

Ngày 23 tháng 1 năm 1949 bà ra trường. Hôm lễ trao bằng cấp ở nhà thờ Presbyterian ở Geneva, hơn một nửa người đi dự là phụ nữ. Từng nhóm bốn sinh viên được gọi lên để nhận bằng, riêng Elizabeth Blackwell là người cuối cùng và bà được gọi lên một mình. Người phụ nữ đầu tiên lãnh bằng bác sĩ y khoa ở Bắc Mỹ còn lãnh thêm một danh dự nữa: bà đỗ đầu lớp. Charles Lee, khoa trưởng trường Geneva Medical College, đã nhắc nhở đến sự kiện bất hủ của ngày lễ phát bằng và bày tỏ lòng ngưỡng mộ của ông đối với vị nữ bác sĩ đầu tiên ở Bắc Mỹ.

Bà muốn trở thành bác sĩ giải phẫu nên sau khi tốt nghiệp, bà sang Pháp, thực tập tại bệnh viện La maternité ở Paris, nơi đào tạo các cô mụ đỡ đẻ của Pháp. Bà ghi nhận là phương pháp chữa các bệnh của phụ nữ và trẻ con cùng cách đỡ đẻ ở bệnh viện rất xuất sắc. Các bác sĩ Pháp muốn theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để không lầm lẫn khi chẩn đoán bệnh. Họ đã dùng ống nghe (stethescope trong khi chẩn bệnh. Thong thời gian ở La maternité, bà bị nhiễm độc và bị mù một mắt (1850) thành ra bà không thể tiếp tục học để thêm về giải phẫu. Sau đó bà qua Anh quốc, thực tập tại bệnh viện St. Bartholomew ở Luân đôn. Trong dịp này bà làm quen với bà Florence Nightingale [2], và hai người trở thành thân thiết với nhau.

Năm 1851 bà rời Anh, trở về New York. Ngay trong thời kỳ đó, bà không thể xin được việc làm ở trong một bệnh viện chỉ vì bà là phụ nữ. Bà dùng thời giờ để viết bài đăng trên các tạp chí y khoa và đi nói chuyện ở các nơi về y khoa phòng ngừa: hướng dẫn người nghe về sự cần thiết của dinh dưỡng và của vệ sinh để phòng ngừa bệnh tật. Sau một buổi nói chuyện có nhiều phụ nữ theo đạo Quaker muốn bà chữa bệnh cho họ. Bà dần dần nổi tiếng và đến năm 1853 bà mở một trạm y tế dành cho phụ nữ nghèo. Em của bà, bà Emily cũng học xong y khoa đến phụ với bà và đến năm 1857, trạm y tế trở thành bệnh xá dành cho phụ nữ và trẻ em ở New York (New York Infirmary for Women and Children) có giường nằm cho bệnh ở lại điều trị và phòng giải phẫu. Bác sĩ Emily Blackwell, em bà vẫn tiếp tục làm trong bệnh xá và được Marie Zakrzewska một người Ba lan định cư tại Hoa kỳ và đã được Elizabeth Blackwell khuyến khích học ra bác sĩ.. Bệnh xá của bà ngày nay là New York University Downtown Hospital (Bệnh viện của Ðại học New York dưới phố).

Ðầu năm 1859, Elizabeth trở qua Anh quốc diễn thuyết. Bà là phụ nữ đầu tiên được ghi danh vào Danh mục Y khoa Anh quốc. Những buổi diễn thuyết của bà đã thúc đẩy nhiều phụ nữ Anh ghi tên theo học y khoa. Trong cuộc phân tranh Nam Bắc ở Hoa Kỳ, hai chị em Blackwell đã giúp sáng lập Hiệp hội Trung ương Phụ nữ Cứu trợ (Women's Central Association of Relief), tuyển chọn và đào tạo nữ y tá và hướng dẫn cùng hoạt động cho Ủy ban Y tế Hoa Kỳ United States Sanitary Commission).

Song song với các việc trên cùng việc trông nom và khuếch trương bệnh xá, Elizabeth Blackwell thiết kế và xây dựng một trường y khoa dành cho phụ nữ. Năm 1868, bà hoàn thành giấc mơ và thành lập trường Women’s Medical College, hoạt đông chung với bệnh xá New York Infirmary. Chương trình học của trường rất chặt chẽ và tiến bộ : sinh viên muốn theo học phải qua một kỳ thi tuyển, thời gian học là ba năm, sinh viên theo học có nhiều cơ hội thực tập ở bệnh xá. Trường có một hội đồng khảo thí độc lập với ban giảng huấn và gồm nhiều bác sĩ danh tiếng. Ngày khai giảng, trường có 15 sinh viên và một ban giảng huấn 9 người. Elizabeth Blackwell phụ trách môn Vệ sinh, bác sĩ Emily, phụ trách dạy sản khoa và bệnh phụ nữ. Năm sau, bà giao trường cho bác sĩ Emily Blackwell trông nom và bà sang Anh quốc. Trường tiếp tục hoạt động được 31 năm.

Sang Anh quốc, Elizabeth Blackwell giúp tổ chức Hội Y tế Quốc gia (National Health Society) và bà thành lập Trường Y khoa dành cho phụ nữ ở Luân đôn (London School of Medicine for Women). Năm 1875 bà được bổ nhiệm làm giáo sư sản khoa ở Trường Y khoa Nhi đồng Luân đôn. Trường do bà Elizabeth Garrett thành lập. Bà giữ chức vụ đó cho đến năm 1907, khi bà bị té cầu thang và không hồi phục sức khỏe được. Bà mất ngày 31 tháng 5, năm 1910 tại Hastings, Sussex. Bà qua đời vài tháng trước bà bạn Florence Nightingale.

Ghi chú:

[1] Geneva Medical College - Trường tọa lạc trong thành phố Geneva, nằm bên hồ Seneca, ở miền Tây tiểu bang New York. Năm 1847 trường có một ban giảng huấn toàn thời bảy giáo sư và 150 sinh viên học trong một khu nhà mới xây xong. Giờ trường mang tên là trường Cao Ðẳng Hobart và William Smith (Hobart and William Smith Colleges).

[2] Florence Nightingale (2 tháng 5 năm 1820 - 13 tháng 8 năm 1910) - Phụ nữ Anh, được nhắc nhở đến như là người tiền phong trong việc sử dụng y khoa phòng ngừa để ngăn chận những thương tổn có thể có thể ngừa được. Bà đã phát triển ngánh y tá và canh tân các biện pháp vệ sinh trong các bệnh viện. Bà còn một đóng góp hết sức quan trọng trong việc khảo cứu. Áp dụng toán học, bà đã đề xướng việc thâu thập, sắp xếp theo đồ biểu, giải thích và trình bày bằng đồ thị các dự kiện thống kê. Bà là một có học vấn cao so với phụ nữ đồng thời với bà. Bà thông thạo tiếng Ý, tiếng la tinh, tiếng Hy lạp, và rất rành lịch sử cũng như toán học.


h4]Dr Paul Broca (1824-1880) người đầu tiên khám phá trung khu tiếng nói[/h4]
[Only registered and activated users can see links]

[Only registered and activated users can see links]
Não bộ của bệnh nhân

Nhà Giải phẫu thuật và Nhân loại học sinh tại Sainte-Foy-la-grande nước Pháp. Từ lúc 17 tuổi ông thực hiện những phẫu tích đầu tiên (mổ xẻ và phân tích). Vả chăng ông trở thành thư ký của của Hội Giải phẫu. Là nhà Thần kinh học và là nhà nghiên cứu Khoa học ông viết hơn 500 bài giới thiệu, tất cả đều có chất lượng đã thêm vào cho bản chuyên khảo cổ điển 900 trang nói về chỗ phình mạch (nơi mạch máu bị giản nở).

Tính tò mò của ông làm ông thích nhiều lĩnh vực khác nhau. Thí dụ ông thí nghiệm về môn thôi miên trong một loạt những ca giải phẫu. Cũng chính ông gíúp sử dụng kính hiển vi vào việc chẩn đoán bệnh ung thư mặc dù bị sự chống đối khá mạnh mẽ. Nhưng sự đóng góp quan trọng nhất của ông dĩ nhiên là sự định vị trí chức năng của những nếp cuộn của não.

Năm 1862 nhân buổi họp đáng ghi nhớ, ông chứng minh rằng bệnh nhân đầu tiên của ông đau bệnh aphémie (sự rối loạn mà sau đó Armand Trousseau, 1801-1867 đã đổi tên là aphasie ) là người bị thương tổn ở não đã được định vị. Từ việc giới thiệu và được bổ túc bằng những quan sát sau đó, ông là người đầu tiên kết luận nguyên nếp gấp não ở bán cấu não bên trái là có trách nhiệm và cần thiết cho ngôn ngữ cấu âm. David Ferrin (1843-1928) đặt tên vùng này là "Aire de Broca" (khu Broca, trung tâm vận động tiếng nói.


Broca cũng có ảnh hưởng lớn trong lãnh vực Nhân loại lý học ở Pháp.

(Nguồn:olympiavn.org/forum)
________________________________________

https://cnshk31.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết